Ngân hàng Nhà nước tỉnh làm việc với Liên minh Hợp tác xã, các ngân hàng và hơp tác xã triên địa bàn tỉnh.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 8.407 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay đối với khách hàng hợp tác xã đạt 3,6 tỷ đồng. Đến ngày 31-3-2023, dư nợ tín dụng đầu tư cho các thành phần kinh tế đạt 26.696 tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đối với hợp tác xã đạt 62 tỷ đồng với 60 khách hàng, giảm 2,8 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Cho vay theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND, đến ngày 31-3-2023, dư nợ cho vay đạt 172,5 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ 1.299 khách hàng, trong đó, dư nợ cho vay đối với hợp tác xã 25,5 tỷ, số khách hàng còn dư nợ 21 khách hàng. Cho vay theo Nghị quyết 05/2016/NQ-HĐND ngày 13-7-2016 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đến ngày 31-3-2023, dư nợ cho vay là 9,4 tỷ đồng với 12 hợp tác xã còn dư nợ...
Tại hội nghị, đại diện một số hợp tác xã đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND và các nguồn vốn vay ưu đãi khác; những vướng mắc trong các bước thủ tục hồ sơ pháp lý tiếp cận vốn vay ngân hàng. Các hợp tác xã mong muốn tỉnh tiếp tục có những chính sách ưu đãi về vốn vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh…
Đại diện các ngân nhân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã phổ biến một số chính sách tín dụng ưu đãi của tỉnh và Chính phủ về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các hợp tác xã để các hợp tác xã nắm bắt kịp thời, đầy đủ. Đồng thời hướng dẫn, giải thích các cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, về điều kiện, hồ sơ, trình tự tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đến các hợp tác xã.
Gửi phản hồi
In bài viết