Người lao động vận hành các công trình khí làm việc tối đa 12 giờ/ngày. Ảnh minh họa
Theo dự thảo, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc. Cụ thể, ca làm việc tối đa là 12 giờ trong 1 ngày. Phiên làm việc tối đa là 7 ngày theo cùng một ca làm việc.
Đối với làm thêm giờ, dự thảo nêu rõ, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định nêu trên.
Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm.
Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động. Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Tuân thủ theo quy định tại Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 115 Bộ luật Lao động.
Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc của người lao động trong nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Gửi phản hồi
In bài viết