Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thực tế và chia sẻ từ các chuyên gia công nghệ, mạng 2G ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu khiến người dùng dễ bị tấn công mạng, theo dõi thu thập thông tin cá nhân và các hành vi lừa đảo.
Dễ bị tấn công nếu vẫn dùng mạng 2G
Nhiều khảo sát đã cho thấy mạng 2G sử dụng mã hóa yếu hơn so với các phiên bản mạng di động cao cấp hơn. Mã hóa yếu này làm cho thông tin gửi qua mạng 2G dễ bị giải mã và đánh cắp bởi những kẻ tấn công với các kỹ thuật mã hóa phức tạp. Chẳng hạn, người dùng mạng 2G có thể bị kẻ gian tấn công bằng kỹ thuật “IMSI Catching” để lấy thông tin về thiết bị và người dùng hoặc kỹ thuật “Call Interception” để nghe lén cuộc gọi và tin nhắn. Điều này có thể dẫn đến việc lộ thông tin cá nhân và các dữ liệu như nội dung cuộc gọi/tin nhắn/vị trí của người dùng và bị kẻ gian sử dụng cho các mục đích xấu.
Theo các chuyên gia, mạng 2G thường dễ bị lợi dụng để phát tán tin nhắn rác và thực hiện các hoạt động lừa đảo như tin nhắn lừa đảo về tài khoản ngân hàng hoặc các chiêu trò lừa đảo khác. Đặc biệt, kẻ tấn công có thể mạo danh số điện thoại để thực hiện cuộc gọi giả mạo và lừa đảo người dùng. Điều này có thể dẫn đến việc người dùng tiết lộ thông tin cá nhân hoặc thực hiện các hành động không mong muốn.
Mạng 2G không “an toàn” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Một trong những chiêu lừa từng hoành hành người dùng điện thoại ở Việt Nam được phát hiện trong thời gian qua là sử dụng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo. Tính đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện đến hàng chục vụ lừa đảo theo hình thức này. Trong đó có nhiều vụ các đối tượng bị bắt quả tang khi đang dùng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các thiết bị của trạm phát sóng giả phát tán tín hiệu đè lên sóng của các nhà mạng, khi đó thuê bao di động kết nối vào trạm phát sóng giả này mà không qua các nhà mạng. Đặc biệt, các thiết bị giả có thể thực hiện hàng nghìn tin nhắn trong 1 phút. Trong nội dung tin nhắn rác thường gắn kèm các link lừa đảo, game độc hại, mạo danh website ngân hàng để lừa đảo…
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do lỗ hổng bảo mật của mạng 2G. Mạng di động này chỉ yêu cầu xác thực người sử dụng điện thoại nhưng không yêu cầu người sử dụng xác thực nhà mạng. Hiện tại, trên thế giới cũng chưa có giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này. Cơ quan chức năng cũng thừa nhận việc ngăn chặn tình trạng này chưa thực sự hiệu quả triệt để, các đối tượng vẫn tiếp tục tái diễn sử dụng các trạm thu phát sóng giả để mạo danh tin nhắn tổ chức tài chính, ngân hàng lừa đảo người dùng.
Có thể cho con dùng điện thoại 4G chỉ tính năng nghe gọi
Hiện nay, nhiều gia đình chỉ cho con dùng điện thoại "cục gạch" với lý do để quản lý con sử dụng điện thoại, cách ly khỏi thế giới mạng sẽ giúp con trẻ bớt chểnh mảng việc học hành, tuy nhiên, với những nguy cơ nêu trên, phụ huynh đang vô tình biến con mình thành đối tượng dễ bị tấn công lừa đảo nhất. Việc quản lý con trẻ sử dụng điện thoại 2G có thể có lợi ích trong một số tình huống, nhưng cần xem xét cẩn thận với các yếu tố liên quan đến bảo mật, tính năng và giới hạn truy cập. Bên cạnh đó, điện thoại 2G thường có ít tính năng hơn so với điện thoại thông minh. Nếu bạn muốn con trẻ có thể sử dụng các ứng dụng giáo dục hoặc cần truy cập vào internet để nghiên cứu, thì điện thoại 2G có thể hạn chế trong trường hợp này.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà mạng trong nước như Viettel Telecom đã ra mắt các loại điện thoại 4G nhưng có chức năng y hệt điện thoại “cục gạch” 2G với mức giá chỉ từ 290.000 đồng đi kèm với chính sách ưu đãi cho thuê bao chuyển đổi.
Viettel Telecom cho biết khách hàng đang dùng 2G khi chuyển lên điện thoại Smartphone 4G còn được tặng 28GB data dùng trên hạ tầng 4G trong 28 ngày, đồng thời tặng 12 tháng miễn phí sử dụng dịch vụ trên TV360 (gói basic).
Những điện thoại này có khả năng kết nối mạng 4G nhưng chỉ có tính năng nghe và gọi điện thoại, giống như các điện thoại di động cơ bản truyền thống. Điều này đáp ứng nhu cầu cho những người dùng chỉ muốn thực hiện cuộc gọi và không quan tâm đến các tính năng cao cấp khác như trình duyệt web, ứng dụng di động, hoặc khả năng chơi video. Các sản phẩm hiện không những có mức giá rẻ chỉ vài trăm nghìn đồng mà còn được các nhà mạng khuyến mãi thêm nhiều ưu đãi thuộc chương trình xóa bỏ điện thoại 2G tại Việt Nam. Đây có thể là sự bổ sung hợp lý nhất cho các bậc phụ huynh vừa không muốn cho con dùng smartphone nhưng đồng thời vẫn bảo đảm an toàn nhất cho con, hạn chế tối đa nguy cơ bị tấn công, lừa đảo bởi những điểm yếu của mạng 2G.
Gửi phản hồi
In bài viết