Những người phụ nữ đi cắt cỏ cho gia súc qua cánh đồng mù tạt. Ảnh: Reuters |
Sản lượng thấp hơn của cây lấy dầu gieo trồng vào mùa đông chính ở Ấn Độ có thể buộc nước này, quốc gia nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới, phải tăng cường mua dầu ăn từ nước ngoài với giá đắt như: dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Nhiệt độ vẫn cao hơn mức bình thường vào tháng 10 và trong ba tuần đầu tiên của tháng 11, điều này không tốt cho vụ mùa, Anil Chatar, một thương nhân hàng đầu có trụ sở tại Jaipur ở bang Rajasthan, phía tây bắc, nơi sản xuất hạt cải dầu lớn nhất, cho biết.
Tại Rajasthan, dữ liệu của cơ quan khí tượng cho thấy, nhiệt độ tối đa tại các huyện sản xuất chính cao hơn bình thường từ 2 đến 7 độ C trong vài tuần qua.
Vedpal Tyagi, một nông dân đến từ Dholpur, Rajasthan, cho biết, ông đã trồng hạt cải dầu trên 6,07ha đất của mình vào tháng 10, nhưng phần lớn trong số đó cây trồng không nảy mầm đúng cách hoặc bị héo ngay sau khi nảy mầm.
Theo dữ liệu của Chính phủ, tại Rajasthan, tính đến ngày 21/11, cải dầu đã được trồng trên 3,12 triệu ha đất, giảm 7,2% so với một năm trước.
Nhiệt độ cao hơn cũng ảnh hưởng đến việc trồng trọt ở các bang lân cận như Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Gujarat và Haryana, điều này có thể làm giảm diện tích trồng cải dầu xuống 10% so với năm ngoái, Chatar cho biết.
Ngành công nghiệp này đang kỳ vọng diện tích trồng cải dầu sẽ lớn hơn sau khi chính quyền ở New Delhi tăng giá hỗ trợ tối thiểu thêm 5,3% lên 5.950 rupee (70,61 USD) cho 100kg.
Tuy nhiên, nông dân lo ngại về giá vì đậu nành, loại hạt có dầu gieo trồng chính vào mùa hè, có giá thấp hơn giá sàn do chính phủ quy định, Chatar cho biết.
Hạt cải dầu cạnh tranh với lúa mì và đậu gà, giá của hai loại này đã tăng vọt trong những tháng gần đây, thúc đẩy nông dân tăng diện tích trồng các loại cây trồng này bằng cách cắt giảm diện tích dành cho cải dầu, Krishna Khandelwal, một thương nhân có trụ sở tại Niwai, Rajasthan cho biết.
Theo Bộ Thương mại, Ấn Độ đáp ứng gần một phần ba nhu cầu dầu ăn thông qua việc nhập khẩu dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương từ Malaysia, Indonesia, Brazil, Argentina, Ukraine và Nga.
Gửi phản hồi
In bài viết