Tay vợt Novak Djokovic thi đấu trong trận chung kết đơn nam giải Australia mở rộng tại thành phố Melbourne, ngày 21/2/2021.
(Ảnh: TTXVN)
Tuy nhiên, phán quyết này không bảo đảm rằng tay vợt số 1 thế giới có thể tham gia thi đấu tại Australian Open, giải đấu mà anh đã lập kỷ lục 9 lần vô địch.
Theo Guardian, cố vấn của chính phủ Australia Christopher Tran tiết lộ, Bộ trưởng nhập cư nước này sẽ cân nhắc sử dụng quyền cá nhân để hủy bỏ thị thực của Djokovic một lần nữa, thậm chí có thể cấm tay vợt người Serbia nhập cảnh Australia trong 3 năm.
Phiên tòa diễn ra sáng 10/1 đã bị trì hoãn 15 phút trong sự sốt ruột của người hâm mộ quần vợt trên toàn cầu. Thẩm phán Anthony Kelly đã đọc một biên bản đồng thuận giữa tay vợt nam số 1 thế giới và Bộ trưởng Nội vụ, Karen Andrews.
Djokovic đã được cho phép tạm rời khỏi nơi cách ly trong vòng 30 phút, được trả lại hộ chiếu để tham dự phiên điều trần qua màn hình sau khi Bộ trưởng Kelly tạm hủy quyết định trục xuất và chính phủ chịu mọi phí tổn.
Thẩm phán Kelly cũng đã đặt câu hỏi với ông Christopher Tran về "quyền lực cá nhân" để trục xuất một lần nữa, đồng thời nói rằng nếu quyết định đó được đưa ra thì Djkovic vẫn có quyền kháng cáo.
Sự việc cho thấy mâu thuẫn giữa các cơ quan quyền lực tại Australia trong việc hủy thị thực đối với tay vợt người Serbia.
Djokovic đến sân bay Melbourne tối 5/1 với thị thực và ưu tiên miễn tiêm chủng để bước vào chiến dịch bảo vệ chức vô địch từ ngày 17/1. Nhưng giới chức biên phòng Australia đã hủy bỏ thị thực của anh với sự hậu thuẫn của Thủ tướng Scott Morrison. Nhà chức trách cho rằng Djokovic không đủ điều kiện để được miễn trừ yêu cầu tiêm phòng đầy đủ đối với tất cả những người nhập cảnh vào nước này.
Vụ việc đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong giới quần vợt. Chính phủ Serbia cho rằng có động cơ chính trị trong việc hủy bỏ thị thực đối với Djokovic, trong khi truyền thông Australia nói rằng tay vợt số 1 thế giới không trung thực trong việc khai báo.
Luật sư của Djokovic cho biết tay vợt này đã nhiễm Covid-19 vào tháng 12, chi tiết bảo đảm rằng Djokovic có thể được hưởng quyền miễn trừ y tế. Song truyền thông lại chỉ ra rằng 1 ngày sau khi nói mình nhiễm Covid-19, Djokovic vẫn dự một sự kiện công cộng mà không đeo khẩu trang.
Trước đó, Thủ tướng Australia Morrison từng bảo vệ quyết định của cơ quan biên phòng nước này, nói rằng chính những biện pháp nghiêm ngặt đã giúp Australia là quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thuộc loại thấp nhất thế giới.
Gửi phản hồi
In bài viết