Panasonic sản xuất dải sản phẩm rộng, từ linh kiện cho ngành ô tô và hàng không, hệ thống công nghiệp, điện tử tiêu dùng, dịch vụ cải tạo nhà cửa...
Trên trang web chính thức, Panasonic cũng xác nhận việc một uỷ ban điều tra độc lập sẽ được thành lập để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bê bối vốn đã kéo dài nhiều thập kỷ này.
Trong cơ cấu của tập đoàn, Panasonic Industries đảm nhận hoạt động sản xuất và kinh doanh các linh kiện điện tử. Theo thông tin công bố, Panasonic Industries đã điều chỉnh một số dữ liệu, như khả năng chống cháy hay hệ số điện trở của vật liệu, để có được các chứng nhận cần thiết cho vật liệu linh kiện điện tử sử dụng trong linh kiện ô tô, thiết bị gia dụng và các sản phẩm khác.
Panasonic Industry cũng được xác định đã sản xuất và bán các sản phẩm có thành phần vật liệu khác với các sản phẩm khi được cấp chứng nhận, là hành vi bất hợp pháp.
Theo báo cáo, những vi phạm đầu tiên xảy ra từ năm 1980 và liên quan đến hàng loạt nhà máy của công ty ở Nhật Bản và nước ngoài, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Ước tính, có khoảng 400 công ty đối tác của Panasonic bị liên đới trong hơn 40 năm qua.
Dù vậy, Panasonic Industrial cũng cho biết, tới nay chưa tìm thấy bất kỳ trục trặc nào trong các sản phẩm liên quan bê bối lần này. Công ty cũng không ngừng giao hàng hay thu hồi những sản phẩm này, nhưng sẽ cung cấp các sản phẩm thay thế tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Đồng thời, mỗi công ty thuộc Tập đoàn Panasonic sẽ tiến hành tự kiểm tra để xem liệu sản phẩm của mình gặp vấn đề tương tự hay không.
Đây là vụ bê bối gian lận dữ liệu thứ hai được ghi nhận tại một công ty lớn của Nhật Bản trong thời gian gần đây. Trước đó, Daihatsu Industries, một công ty con thuộc sở hữu của Tập đoàn ô tô Toyota, đã thừa nhận có những sai lệch dữ liệu.
Gửi phản hồi
In bài viết