Dòng xe của người Armenia ở Nagorno-Karabakh đổ về biên giới.
Ông Stephane Dujarric cho biết, trong thời gian tới, Nagorno-Karabakh, nhóm sẽ tìm cách đánh giá tình hình trên thực địa và xác định nhu cầu nhân đạo cho cả những người ở lại và đang di cư, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các thành viên phái đoàn sẽ được giới thiệu về kế hoạch xây dựng lại cơ sở hạ tầng thiết yếu, quá trình giải giáp và tịch thu đạn dược.
Liên hợp quốc đang phối hợp với Chính phủ Armenia để giải quyết tình trạng người dân ở Nagorny-Karabakh vượt biên giới sang nước này. Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) đang lập một kế hoạch ứng phó và sẽ kêu gọi đóng góp tài chính khi hoàn tất.
Trước đó, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã kêu gọi Azerbaijan cho phép các quan sát viên quốc tế đến Nagorno-Karabakh do lo ngại về khả năng vi phạm nhân quyền. Armenia đã cáo buộc Azerbaijan thanh lọc sắc tộc ở khu vực này trong khi Baku cực lực phủ nhận.
Đến thời điểm hiện tại, ước tính gần 93.000 người Armenia - tức hơn 3/4 dân số Nagorno-Karabakh - đã vượt biên giới sang Armenia bất chấp cam kết của Azerbaijan sẽ bảo vệ quyền công dân của họ nếu ở lại.
Chính quyền Armenia đã đề nghị Tòa án Công lý quốc tế yêu cầu Azerbaijan rút quân khỏi các cơ sở dân sự tại Nagorno-Karabakh với lý do lo ngại về “các hành động trừng phạt” của Baku đối với người Armenia; đồng thời yêu cầu Azerbaijan kiềm chế “thực hiện bất kỳ hành động trực tiếp hoặc gián tiếp nào” kích động những người dân tộc Armenia rời bỏ hoặc không cho những người di cư trở về.
Gửi phản hồi
In bài viết