So với các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc, trừ Bắc Giang, Điện Biên được giao chỉ tiêu 2 con số, thì Tuyên Quang được giao chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn cả Yên Bái, Thái Nguyên - là những địa phương gần Hà Nội hơn, lại có giao thông đường sắt; cao hơn Lạng Sơn vừa có đường cao tốc, đường sắt nối với Hà Nội, vừa có cửa khẩu.
Đủ thấy quyết tâm của tỉnh là rất cao, nhiệm vụ cũng không hề dễ.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải nắm chắc diễn biến tình hình, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; có tư duy đổi mới, đột phá, thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng.
Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng hằng tháng, hằng quý; khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, rà soát các nguồn lực, giải pháp thực hiện, báo cáo HĐND cùng cấp trong tháng 2 để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của địa phương.
Nói về giải pháp thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng, các chuyên gia và nhiều địa phương đã nêu vấn đề phải tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế, thu hút vốn, tập trung rà soát lại những vướng mắc, tồn tại, nhất là tháo gỡ các dự án bất động sản. Ngoài ra, cần quan tâm thúc đẩy các ngành dịch vụ, trong đó có chính sách kích cầu mạnh mẽ hoạt động du lịch, hoạt động lễ hội...
Nhân dân phấn khởi khi thấy các chỉ tiêu tăng trưởng được giao cụ thể đến từng ngành, địa phương, từ đó tin tưởng đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới. Nhưng nhân dân cũng mong muốn cần coi trọng phát huy sức mạnh toàn dân. Mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và mỗi tổ chức đều đóng vai trò như một mắt xích trong chuỗi giá trị của quốc gia.
Mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi cá nhân được thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp và nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội chính sẽ phát huy tối đa tiềm năng của từng cá nhân và cộng đồng. Từ những sáng kiến nhỏ bé tại địa phương đến những chính sách mang tầm quốc gia, tất cả đều góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng.
Gửi phản hồi
In bài viết