Khi chạm tay vào các nhánh của rau mầm đá sẽ thấy hơi cứng và sần sùi. Loại rau này mọc trên núi cao và chỉ phát triển trong mùa lạnh. Thời tiết càng lạnh, mầm đá càng ngọt, càng ngon.
Mùa thu hoạch rau mầm đá từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Thứ đặc sản riêng có của vùng đất Sa Pa có trọng lượng khá nặng, khoảng 1-2kg/cây.
Rau mầm đá khi chế biến cho món ăn vừa giòn, vừa ngọt rất đặc trưng. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt và độ giòn ấy chỉ nên nấu trong khoảng 3-5 phút mà không nên nấu kỹ quá. Vị cải ăn khá giống cải ngồng nhưng giòn và ngọt hơn.
Cách chế biến cải mầm đá phổ biến nhất là luộc chín tới và chấm với muối vừng lạc hoặc nước mắm dầm trứng luộc. Đây là cách chế biến quen thuộc của những người thích thưởng thức hương vị thuần khiết nhất của món ăn. Cải mầm đá còn dùng để xào với tỏi hay thịt bò sao cho vừa chín tới cũng rất ngon.
Cải mầm đá vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc có tác dụng giã rượu, bồi bổ xương khớp... Những người đi núi thường ăn rau mầm đá để hồi phục sức khỏe. Cải mầm đá Sa Pa được bán tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng thực phẩm hay sàn thương mại điện tử.
Gửi phản hồi
In bài viết