Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Cũng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm qua, Bộ đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về bảo đảm an toàn thông tin, như: Chiến lược an toàn, an ninh mạng; bảo đảm cấp độ; mô hình 4 lớp; kiểm tra tuân thủ quy định của pháp luật; diễn tập thực chiến; tuyên truyền; bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.
Bộ cũng đã thiết lập 3 nền tảng quốc gia hỗ trợ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, giám sát, đo lường hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng, gồm: Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; nền tảng hỗ trợ điều phối, ứng cứu sự cố; nền tảng hỗ trợ điều tra số.
Đáng chú ý, cơ sở dữ liệu tập trung quốc gia với gần 125.000 nguồn website đã được thiết lập và kết nối, tích hợp với các giải pháp an toàn thông tin mạng, các ứng dụng được sử dụng rộng rãi (Zalo, CocCoc,…) để bảo vệ người dân không truy cập vào các website độc hại, lừa đảo, mã độc, tấn công mạng.
Hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia đã chặn 9.073 website vi phạm pháp luật, trong đó có 2.603 website lừa đảo; bảo vệ hơn 10,1 triệu người dân khỏi truy cập các website vi phạm, lừa đảo trên không gian mạng. Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động đã hỗ trợ 10 địa phương bóc gỡ mã độc, góp phần giảm số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma) là 456.699 địa chỉ, giảm 4,7% so với năm 2022 (479.115 địa chỉ).
Tính đến tháng 1-2024, cả nước có 3.193 hệ thống thông tin, trong đó số hệ thống thông tin được phê duyệt cấp độ an toàn là 2.110 hệ thống, đạt tỷ lệ 66%, tăng 1% so với tháng 12-2023, tăng 10% so với cùng kỳ tháng 1-2023.
Gửi phản hồi
In bài viết