Tham dự lớp tập huấn có gần 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo, chuyên viên các ban, ngành, đoàn thể huyện…
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: Minh Đỗ
Toàn huyện Thanh Oai có 266 di tích, bao gồm 151 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố. Cùng với đó, Thanh Oai có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, với chiều sâu giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, tiêu biểu là Đền Nội, thôn Bình Đà, xã Bình Minh có lễ hội Bình Đà được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cách Bình Đà không xa, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng có chùa Bối Khê và lễ hội chùa Bối Khê rất độc đáo. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại lâu đời, thuộc loại đẹp và xưa nhất còn lại ở nước ta. Đặc biệt, ở Thanh Oai, tại thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, có Nhà lưu niệm Bác Hồ, nơi Bác ở và làm việc tại đây 25 ngày đêm, từ ngày 19-2-1946 đến 13-1-1947...
Những "tài nguyên" trên đã và đang là nguồn di sản đồ sộ, quý báu để huyện Thanh Oai phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Bên cạnh đó, toàn huyện có 51 làng nghề với những sản phẩm nổi tiếng như: Nón lá làng Chuông (xã Phương Trung) đã xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản...; giò chả, bánh chưng, bánh dày Ước Lễ (xã Tân Ước), điêu khắc Võ Lăng (xã Dân Hòa)…
Tại hội nghị, các đại biểu nghe Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, giới thiệu về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch; phổ biến các văn bản quản lý nhà nước trong công tác này; hướng dẫn nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích... Các đại biểu tham dự tập huấn cũng đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ quản lý di tích, lễ hội truyền thống ở địa phương, phát huy giá trị di tích, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Gửi phản hồi
In bài viết