Ngôi nhà đổ sập do mưa lớn tại làng Rajvan ở Ấn Độ. (Ảnh ANI) |
Khoảng 700 người được cứu bằng trực thăng khi đang trên đường tới ngôi đền Kedarnath nổi tiếng, nơi hàng nghìn người hành hương đến mỗi năm vào mùa mưa gió nguy hiểm. Tại bang miền nam Kerala, hơn 200 người thiệt mạng trong tuần này do lở đất. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được triển khai.
Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Pakistan cho biết, mưa lớn và lũ quét trong tháng 7 vừa qua đã khiến 99 người chết, 214 người bị thương tại các khu vực của nước này. Pakistan còn hứng chịu thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và tài sản, với 8 cây cầu bị phá hủy, 400 căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn. Dự báo mưa lớn và giông bão còn tiếp diễn ở nhiều khu vực của Pakistan cho đến hết ngày 6/8.
Tại Myanmar, ngày 1/8, hơn 1.700 trường học tại 9 vùng và bang tạm thời phải đóng cửa do lũ lụt nghiêm trọng, khi mực nước sông Ayeyarwady và Chindwin dâng cao. Trước đó, Myanmar cũng ghi nhận khoảng 1.120 trường học bị hư hại do thiên tai trên khắp cả nước.
Trong khi đó, lần đầu kể từ những năm 1950, thủ đô và vùng đô thị Santiago của Chile không có một giọt mưa nào trong suốt tháng 7 vừa qua. Các nhà khí tượng học cho biết, tháng 7 đặc biệt khô hạn là điều bất thường ở Nam bán cầu. Từ trước đến nay, thành phố Santiago thường ghi nhận lượng mưa ít nhất là 50 mm trong tháng 7.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm nắng nóng cực đoan khiến hơn 175.000 người tử vong tại châu Âu, nơi nhiệt độ đang tăng nhanh hơn phần còn lại của thế giới.
Theo WHO, trong số khoảng 489.000 ca tử vong liên quan nắng nóng mà WHO ghi nhận mỗi năm từ năm 2000 đến 2019, khu vực châu Âu chiếm khoảng 36%. Nhiệt độ cực đoan làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính, bệnh mạch máu não, sức khỏe tâm thần và các bệnh liên quan tiểu đường.
Gửi phản hồi
In bài viết