Những năm trước đây, gia đình chị chỉ trồng lúa 2 vụ, nuôi 6 con bò sinh sản theo hình thức thả rông, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Năm 2019, nhận thấy giống bò sinh sản trên địa bàn huyện ngày càng có giá trị kinh tế cao, chị đã mạnh dạn đầu tư trên 700 triệu đồng, mua 40 con bò sinh sản tại trại giống Hà Tây, xây dựng chuồng trại với diện tích trên 400 m2 để phục vụ chăn nuôi bò một cách quy mô, bài bản hơn. Từ đó, hiệu quả từ chăn nuôi bò của gia đình chị nâng lên rõ rệt.
Chị Thanh nói, muốn chăn nuôi bò có hiệu quả thì phải chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, chị đã tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi bò của Hội Nông dân xã phối hợp với các đơn vị tổ chức. Quan trọng nhất là khẩu phần ăn của bò và thực hiện tiêm phòng cho bò đúng, đủ theo khuyến cáo và luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Chị tận dụng chất thải từ chăn nuôi bò để làm phân bón cho cỏ voi. Chị cho biết, làm như vậy vừa góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu dân cư vừa tiết kiệm chi phí.
Trang trại của gia đình chị hiện có 65 con bò, trong đó có 25 con bê. Mỗi năm, gia đình chị thu nhập bình quân 200 triệu đồng, tạo việc làm cho 2 lao động địa phương với mức thu nhập 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Đánh giá về mô hình chăn nuôi của gia đình chị Thanh, đồng chí Trịnh Ngọc Giáp, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, đây là mô hình có hiệu quả, khai thác được lợi thế của địa phương và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gia đình của các hội viên nông dân. Mô hình này đang được nhiều hội viên nông dân trong xã, trong huyện học tập, làm theo.
Gửi phản hồi
In bài viết