Tiểu hành tinh có kích thước lớn gấp đôi tòa nhà Empire State ở Mỹ sẽ lao qua Trái đất vào tuần tới
với tốc độ nhanh gấp 30 lần máy bay phản lực. Ảnh: NASA
Theo Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA, tiểu hành tinh kí hiệu 496.860 (1999 XL136) sẽ bay qua hành tinh của chúng ta vào ngày 7.1.2022 ở khoảng cách khoảng 13,3 triệu km.
Để dễ hình dung, khoảng cách này bằng 1/3 khoảng cách từ Trái đất đến hành tinh láng giềng gần nhất là sao Kim. Trong khi đó, sao Hỏa cách Trái đất khoảng 225 triệu km, tức là gấp 17 lần khoảng cách tiểu hành tinh và Trái đất.
Tiểu hành tinh 496.860 (1999 XL136) sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 60.350km/h, tương đương nhanh gấp khoảng 30 lần so với một máy bay chiến đấu phản lực và khoảng 18 lần so với một viên đạn bắn ra từ một khẩu súng trường.
Tiểu hành tinh tiếp cận Trái đất lần gần đây nhất là vào tháng 4.2017. Sau ngày 7.1.2022 nó sẽ không quay trở lại với chúng ta cho đến tận tháng 7.2034.
Tiểu hành tinh có đường kính ước tính từ 330m đến 750m, nó có thể nhỏ bằng tháp Eiffel hoặc có thể gấp đôi kích thước của tòa nhà Empire State ở Mỹ.
Làm thế nào để các nhà thiên văn đo lường các tiểu hành tinh?
Để tính toán đường kính của các tiểu hành tinh, các nhà nghiên cứu sử dụng đến ''suất phản chiếu'' (Albedo), một phép đo ánh sáng nhìn thấy được từ mặt trời phản chiếu ra khỏi bề mặt của tiểu hành tinh.
Kỹ thuật đo này tồn tại hạn chế khi kích thước không phải là yếu tố quyết định duy nhất đối với ánh sáng phản chiếu mà nó phụ thuộc nhiều hơn vào mức độ phản chiếu của bề mặt hành tinh. Do đó kết quả đo được có độ chính xác không cao.
Sơ đồ cho thấy cách các nhà thiên văn tính toán đường kính của tiểu hành tinh. Ảnh: NASA
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ đến suất phản chiếu như vật chất cấu tạo nên tiểu hành tinh, hình thức tồn tại của vật chất trên bề mặt tiểu hành tinh và mật độ phân bố của chúng.
Suất phản chiếu cũng phụ thuộc vào màu sắc của tiểu hành tinh. Ví dụ, một tiểu hành tinh nhẹ hơn "màu phấn" có mật độ vật chất thưa hơn hoặc có bụi ở bề mặt có thể trông lớn hơn.
Trong khi, một tiểu hành tinh có bề mặt giống như than sẽ phản xạ ít ánh sáng hơn. Do đó, đối với các nhà thiên văn học, nó có vẻ nhỏ hơn so với thực tế.
Điều này có nghĩa, nếu sử dụng kỹ thuật Albedo, từ cách xa hàng triệu km, một tiểu hành tinh lớn màu tối có thể trông như cùng kích thước với một tiểu hành tinh nhỏ và sáng.
Các nhà nghiên cứu cũng có một phương pháp khác ưu việt hơn để xác định kích thước tiểu hành tinh với sai số nhỏ hơn nhiều bằng cách quan sát đối tượng bằng ánh sáng hồng ngoạ để đo lượng nhiệt mà nó tỏa ra khi di chuyển.
Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Viện Công nghệ California, nơi vận hành CNEOS, cách tốt nhất để xác định kích thước tiểu hành tinh là kết hợp cả việc quan sát ánh sáng nhìn thấy được mà nó phản chiếu và đo bằng hồng ngoại.
Gửi phản hồi
In bài viết