Người Dao Tiền, xã Hồng Thái (Na Hang) giữ gìn nét văn hóa truyền thống.
Văn bản nêu rõ, cần tập trung lãnh đạo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên, nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Yêu cầu trong năm 2024, có 91% trở lên số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hoá; 95% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá; 41% trở lên phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; 72% trở lên người dân được nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Trên 90% cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; 100% xã, phường, thị trấn có điểm sinh hoạt, vui chơi dành cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội văn nghệ, thể thao cơ sở (2.638 tổ, đội văn nghệ quần chúng thôn, tổ dân phố, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang; 4.391 đội thể thao cơ sở)…
Các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" căn cứ chức năng nhiệm vụ và các nội dung được phân công chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện các nội dung của Phong trào tại địa phương, đơn vị.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Ban Chỉ đạo huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực, hiệu quả để xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Đồng thời, chú trọng công tác tập huấn về bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; việc xây dựng, thực hiện quy ước thôn, tổ dân phố.
Gửi phản hồi
In bài viết