Để ý kỹ thì thấy họ còn hay khai thác triệt để những bất cập, thiếu sót trong chủ trương hay triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp để mỉa mai, chỉ trích, phán xét một cách tiêu cực. Họ cũng thường nhân danh phản biện để bình luận, chê bai các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sẽ không có gì đáng phê phán nếu phản biện với tinh thần xây dựng. Nhưng nguy hiểm thay, các chỉ trích thường một chiều với cách nhìn phiến diện, với những ngôn từ hoặc gay gắt, thiếu thiện chí, hoặc lửng lơ dễ gây hiểu nhầm. Đáng buồn, đó là những chỉ trích của cán bộ, đảng viên, cả những cán bộ từng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nay đã nghỉ hưu.
Họ thường đăng những việc rất nhỏ và đơn lẻ để quy kết, chĩa mũi công kích về phía chính quyền, vào hệ thống chính trị và thể chế. Họ bình luận chê bai, bất chấp những nỗ lực khắc phục hạn chế, hay giải thích nguyên nhân của những điểm bất cập trong triển khai chủ trương, chính sách, vụ việc cụ thể từ phía chính quyền.
Cuộc sống vốn muôn màu với các mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chỉ nhìn vào tiêu cực để chỉ trích là thiếu trách nhiệm.
Không ai được tự cho mình quyền là “quan tòa” để phán xét và chỉ trích vô căn cứ. Điều đó cho thấy lỗ hổng trong nhân cách và sự dao động trong tư tưởng, sự thiếu niềm tin vào những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vậy nên, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao trách nhiệm, nhận thức rõ cách sử dụng mạng xã hội để kết nối xã hội bằng sự chia sẻ và ý thức xây dựng.
Gửi phản hồi
In bài viết