Tuyên bố là một phần trong các nỗ lực nhằm ứng phó với những mối đe dọa mới từ Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Một trong các vệ tinh được Triều Tiên phóng trong năm 2023.
Hiện, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden duy trì quan điểm sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên, nhưng cũng đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt mới khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa. Mỹ cũng tăng cường tập trận và triển khai thêm các tài sản quân sự như tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và tàu sân bay lớn gần bán đảo Triều Tiên.
Trước diễn biến này, nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định, động thái của Washington thể hiện sự thù địch và đã biến Hàn Quốc thành một "căn cứ quân sự tiền phương và kho vũ khí hạt nhân" của Mỹ.
Trong năm qua, Triều Tiên đã phóng thành công vệ tinh do thám quân sự đầu tiên và bắn thử các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới, được coi là có tầm bắn để mang đầu đạn hạt nhân đến bất cứ nơi nào ở Mỹ.
Triều Tiên đã không thử vũ khí hạt nhân kể từ năm 2017 nhưng trong những năm gần đây đã thực hiện các bước để nối lại hoạt động tại địa điểm thử nghiệm.
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, năm 2024 sẽ chứng kiến sự phát triển quân sự hơn nữa, bao gồm tăng cường lực lượng hạt nhân và tên lửa, chế tạo máy bay không người lái, mở rộng hạm đội tàu ngầm và phát triển khả năng tác chiến điện tử.
Cùng với đó, nền kinh tế Triều Tiên sẽ được "nuôi dưỡng", tập trung các lĩnh vực kim loại, hóa chất, điện, máy móc và vận tải đường sắt, song song hiện đại hóa các cơ sở lúa mì để thúc đẩy sản xuất. Mục tiêu chính sách quan trọng là đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các trường học.
Gửi phản hồi
In bài viết