Phần lớn mức tăng trưởng sản xuất năng lượng gần đây của Trung Quốc đến từ các nhà máy đốt than, như nhà máy điện Guohua ở Định Châu. Ảnh: The Guardian
Trung Quốc đã cam kết đưa lượng khí thải carbon dioxide lên mức cao nhất vào năm 2030 và xuống mức 0 vào năm 2060.
Theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, Bắc Kinh cũng cam kết thực hiện một loạt mục tiêu bước đệm, chẳng hạn như đảm bảo 20% năng lượng của nước này đến từ các nguồn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch và cắt giảm cường độ carbon trong nền kinh tế vào năm 2025.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch có trụ sở tại Phần Lan, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 tiêu tốn năng lượng của Trung Quốc đồng nghĩa “tất cả các mục tiêu này sẽ không đạt được như kế hoạch đặt ra sau năm 2023”.
Báo cáo công bố trên trang web Carbon Brief cho biết lượng khí thải carbon từ ngành điện của Trung Quốc đã tăng 5,2% trong năm 2023 do Bắc Kinh đốt thêm than để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao.
Điều kiện thời tiết bất lợi càng làm tăng thêm vấn đề khi hạn hán ở quốc gia này đã đẩy sản lượng thủy điện xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ. Do đó, Bắc Kinh cần đạt được mức "giảm kỷ lục" lượng khí thải từ 4 đến 6% để đạt được mục tiêu về carbon đã đặt ra vào năm 2025.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết thêm, Trung Quốc vẫn có thể đạt được một số mục tiêu trong năm tới nếu tiếp tục xây dựng nhiều cơ sở năng lượng tái tạo, như đã đạt mức kỷ lục vào năm 2023.
Bắc Kinh đã phải nỗ lực duy trì sự phục hồi kinh tế kể từ khi nước này dỡ bỏ các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2022. Nền kinh tế số hai thế giới tăng trưởng ở mức 5,2% trong năm 2023, một trong những tốc độ chậm nhất trong nhiều thập kỷ
Gửi phản hồi
In bài viết