Dự án khôi phục nghề thêu truyền thống của dân tộc Dao, H‘Mông, tạo ra các sản phẩm thổ cẩm từ thêu truyền thống và kết hợp du lịch lọt vòng bán kết.
Các dự án gồm: Đa dạng hóa sản phẩm từ quả bưởi của tác giả Phạm Ngọc Ánh; Sản xuất thức ăn chăn nuôi từ bã rượu và xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sạch công nghệ cao của tác giả Trần Văn Xuân; Phân vi sinh từ rác thải hữu cơ trong các khu tập thể của nhóm tác giả Quan Diễm Quỳnh, Hoàng Khánh Nhi; Phát triển du lịch vườn Mận thôn Nà Héc, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thuận, Hà Xuân Trường; Trồng lúa nếp cái, chế biến các sản phẩm từ lúa nếp, tạo thương hiệu Cốm nếp cái Trung Hà và kết hợp với du lịch và dự án khôi phục nghề thêu truyền thống của dân tộc Dao, H‘Mông, tạo ra các sản phẩm thổ cẩm từ thêu truyền thống và kết hợp du lịch của nhóm tác giả Quan Thị Hiền, Chư Lê Bích Huế, Bàn Văn Nam, Mai Thị Thắm, Nguyễn Văn Hoàng và Hà Tiến Long.
Cuộc thi dành cho các bạn trẻ từ 18 – 35 tuổi có dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Các thí sinh lọt vào vòng bán kết sẽ được tập huấn các kỹ năng, tư vấn giải pháp công nghệ, môi trường, phát huy tài năng bản địa; hướng dẫn xây dựng dự án kinh doanh, kỹ năng thuyết trình dự án, kỹ năng đàm phán và kêu gọi vốn đầu tư… Sau tập huấn, các thí sinh hoàn thiện dự án và nộp về Ban tổ chức cuộc thi.
Ở vòng chung kết (dự kiến diễn ra tháng 12-2024), Ban tổ chức sẽ chọn 9 dự án xuất sắc nhất để trao giải và hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm để triển khai dự án.
Gửi phản hồi
In bài viết