Các đại biểu dự Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 489.
Thời gian qua, Ban Dân tộc đã phối hợp với UBND các huyện thực hiện mô hình điểm thực hiện Đề án 489 tại 7 xã đặc khó khăn cách xa trung tâm huyện, tỉnh, có đông đồng bào DTTS sinh sống tại tại 6 huyện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đồng bào DTTS nói chung và người dân trên địa bàn các xã mô hình điểm đã được nâng cao nhận thức, thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Đồng bào DTTS có nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Giai đoạn 2021 -2023, toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp kết hôn cận huyết thống, tỷ lệ tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, mức giảm chỉ đạt 0,06 %; chưa đạt mục tiêu Đề án 498 là giảm 2-3%.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, bàn các giải pháp khắc phục khó khăn, triển khai có hiệu quả Đề án 489. Trong thời gian tiếp theo, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục coi công tác chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền, tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo đồng bộ, toàn diện; chủ động thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp có nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Gửi phản hồi
In bài viết