Những làn sóng sản phẩm phần cứng và phần mềm mới
sẽ đóng vai trò kích cầu quan trọng.
Cụ thể, hãng nghiên cứu thị trường IDC đánh giá, thị trường máy tính cá nhân năm 2022 đã có sự khởi động tuyệt vời, nhưng lao dốc nhanh chóng, đặc biệt là thời điểm cuối năm với mức giảm tới 22,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trên đà này, mức giảm của năm 2023 được cho sẽ vào khoảng 4,2% so với năm 2022.
Đây là mức bi quan hơn nhiều so với những dự báo hồi đầu năm, khi cho rằng thị trường sẽ chỉ thu hẹp chút ít. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng yếu, việc khối doanh nghiệp giảm mua sắm thiết bị cuối cũng góp phần khiến thị trường lao dốc. Theo ghi nhận, suốt bốn quý liên tiếp kể từ quý II-2021, thị trường máy tính cá nhân chứng kiến doanh số hơn 2 triệu máy.
Cũng theo IDC, các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có doanh số tốt nhất trong năm 2022 là Dell, HP, Lenovo, ASUS và NEC. Trong đó, ngoại trừ Lenovo và NEC suy giảm sức bán (tương ứng -3,2% và -22,7%), cả Dell, HP và ASUS đều chứng kiến tăng, tương ứng +6,4%, +1,2% và +24,3%.
Nhìn về tương lai, theo các nhà phân tích, việc một số mẫu máy tính mới trình làng như Windows 11 có nhiều cách tân lớn… sẽ phần nào thúc đẩy doanh số máy tính mới trong năm 2024.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng, lạm phát trên toàn cầu chưa được kiểm soát sẽ dẫn tới việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất, khiến ngân sách chi tiêu cá nhân suy giảm.
Trong khi đó, các doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục gánh chịu nhiều áp lực về quản lý tài chính, khiến việc mua sắm, nâng cấp trở nên khó khăn hơn. Nếu tình trạng này không được xử lý sớm, kỳ vọng tăng trưởng của thị trường trong năm 2024 có khả năng “tan thành mây khói”.
Chia sẻ về thị trường trong nước, đại diện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực máy tính cá nhân cho biết, sức mua hiện nay tuy có cải thiện chút ít so với giai đoạn quý IV-2022, nhưng nhìn chung vẫn yếu. Hầu hết quan điểm nhận định, diễn biến thị trường máy tính Việt Nam năm 2023 sẽ tương đồng với thế giới.
Gửi phản hồi
In bài viết