Có một thực tế rằng Apple không phải là công ty duy nhất liên tục tăng giá sản phẩm trong thời gian qua. Dù vậy, vẫn sẽ có không ít người sẵn sàng chi trả để mua các sản phẩm đắt tiền đó. Giá bán của các sản phẩm điện tử, đặc biệt là smartphone, máy tính hay thậm chí cả phụ kiện đang tăng cao ngất ngưởng và người dùng hiện chỉ có thể chấp nhận thực trạng này.
Nhấn để phóng to ảnhCông bằng mà nói, việc sản xuất các sản phẩm điện tử như smartphone, máy tính hay tai nghe không phải đơn giản. Người dùng vẫn chưa thể tự mua các linh kiện và lắp ráp chiếc điện thoại của riêng mình giống như việc chơi trò xếp hình LEGO. Vì thế, vai trò của các nhà sản xuất như Samsung, Apple, Lenovo hay Microsoft là không thể phủ nhận.
Giá bán lẻ của một sản phẩm chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với tổng giá các linh kiện cấu thành lên nó. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các báo cáo từng hạng mục giá linh kiện của một chiếc smartphone, smartwatch hay laptop. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một chiếc Galaxy Note 20 giá 1.200 USD có giá linh kiện chỉ 549 USD hay iPhone 12 Pro 999 USD có giá linh kiện chỉ 593 USD.
Trên thực tế, còn rất nhiều chi phí ẩn khác khi phát triển một sản phẩm, từ lắp ráp cho đến vận chuyển và bán lẻ. Một trong những chi phí vô cùng quan trọng không thể không kể đến là chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), thường ngốn một khoản rất lớn đối với mọi nhà sản xuất.
Bên cạnh chi phí linh kiện, sản xuất hay nghiên cứu phát triển, người dùng còn đang phải trả chi phí cho một hệ sinh thái của nhiều ngành hàng kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm đó.
Thật không may, những giá trị này vô cùng khó định lượng và nó đang trở thành lý do hoàn hảo để một sản phẩm được định giá gấp đôi chi phí linh kiện. Điều này cũng đặt ra một câu hỏi rằng có nên đặt gánh nặng đó lên vai người dùng hay không.
Đó là chưa kể đến việc có hay không hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với một số dòng sản phẩm. Khi khoảng cách giữa giá sản xuất và giá bán lẻ của các sản phẩm ngày càng lớn, cần phải có một điểm dừng nào đó. Đáng tiếc, câu hỏi này đến này vẫn chưa hề có đáp án.
Trong quá khứ, vẫn có một số nhà sản xuất như OnePlus hay Xiaomi cố gắng phá giá thị trường khi bán ra những sản phẩm cao cấp với mức giá tầm trung. Tuy nhiên, bản thân họ phải thừa nhận không đủ sức cạnh tranh nếu không tăng giá sản phẩm.
Điều này vô tình tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn trên thị trường. Khi giá sản phẩm tăng cao, người dùng có xu hướng giữ sản phẩm cũ của họ lâu hơn. Điều này làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất, buộc họ phải tiếp tục tăng giá sản phẩm để bù đắp cho doanh thu thiếu hụt.
Gửi phản hồi
In bài viết