Sản xuất linh kiện tại Nhà máy ô tô Hyundai Thành Công ở Ninh Bình. Ảnh minh họa: Báo ảnh Việt Nam
Theo bài viết, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao trong nhiều năm, nhờ sự ổn định chính trị và định hướng phát triển thị trường lành mạnh của Chính phủ. Việt Nam đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nghèo từ 17% xuống dưới 5% trong thập kỷ qua.
Động lực tăng trưởng nổi bật nhất đối với Việt Nam được cho là mức tăng mạnh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), được hưởng lợi nhờ xuất khẩu gia tăng do chiến lược Trung Quốc +1.
Việt Nam tiếp tục ký hơn 10 hiệp định thương mại quan trọng trong thời gian phong tỏa vì đại dịch Covid-19. Các quan hệ đối tác này giúp các công ty tại Việt Nam kinh doanh dễ dàng hơn, qua đó định vị bản thân là một trung tâm sản xuất, dễ dàng tiếp cận các thị trường quốc tế và hưởng lợi thế nhờ 3.000km bờ biển và các kết nối gần gũi với Trung Quốc.
Bài viết cho biết, Việt Nam đang chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn, chú trọng sản xuất hàng điện tử nhiều hơn so với hàng dệt may.
Một trong những nguồn vốn FDI quan trọng nhất của Việt Nam là Tập đoàn Samsung Electronics. Samsung sử dụng hàng chục nghìn công nhân tại Việt Nam và là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với 50% thiết bị cầm tay được sản xuất tại đây.
Bài viết cho rằng, Việt Nam sẽ thăng hạng từ vị thế thị trường cận biên hiện nay thành thị trường mới nổi theo chỉ số MSCI. Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung hiện đáp ứng các yêu cầu về quy mô và thanh khoản, với tỷ lệ tham gia của các nhà bán lẻ tăng gấp 4 lần trong 2-3 năm qua nhờ thanh toán kỹ thuật số.
Gửi phản hồi
In bài viết