Các vận động viên tuyển Vovinam biểu diễn tại giải đấu
Hơn 650 vận động viên từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thi đấu hết mình trên tinh thần thể thao, tinh thần Việt Võ đạo, đoàn kết, cao thượng.
Các vận động viên đã trải qua 111 trận thi đấu của 18 hạng cân đối kháng nam, nữ và 111 bài thi quyền của 26 nội dung thi quyền.
Kết quả, đội tuyển Vovinam Việt Nam xếp hạng nhất vị trí nhất toàn đoàn chung cuộc giải vô địch Vovinam thế giới lần VII năm 2023 với 18 Huy chương vàng, 8 huy chương bạc. Đứng thứ hai là đội tuyển Algeria với 9 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 6 huy chương đồng. Xếp ở vị trí thứ 3 là đội tuyển Campuchia với 5 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 9 huy chương đồng.
Vovinam Việt Nam xếp hạng nhất vị trí nhất toàn đoàn tại giải đấu lần này
Việt Võ đạo là môn võ truyền thống của dân tộc Việt Nam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938 tại Hà Nội. Sau này, môn võ này được gọi là Vovinam, gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ thuật) và Võ đạo Việt Nam (Việt Võ đạo).
Đến năm 1960, cố võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Chưởng môn, tiếp tục sự nghiệp quảng bá, phát triển Vovinam. Ông cùng các võ sư tìm tòi, nghiên cứu để hệ thống lý thuyết, kỹ thuật và võ đạo ngày càng được hoàn thiện, qua đó xây dựng nền móng vững chắc cho môn võ Việt.
Tinh thần Vovinam đã lan tỏa, kết nối những người yêu thích Vovinam trên toàn thế giới
Hội đồng võ sư Chưởng quản môn phái Vovinam ra đời năm 2010 đánh dấu chặng đường mới của võ Việt. Cố võ sư Chánh chưởng quản Nguyễn Văn Chiếu đã cùng các võ sư đưa Vovinam lan tỏa mạnh mẽ đến bạn bè quốc tế khắp năm châu.
Đến nay, môn Vovinam ngày càng có bước phát triển và hòa nhập mạnh mẽ vào đại gia đình thể thao quốc tế với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hơn 2,5 triệu võ sinh tham gia luyện tập và tiếp tục phát triển.
Vovinam đã và đang là sứ giả, là phương tiện quan trọng của ngoại giao văn hóa một cách hiệu quả của Việt Nam để quảng bá hình ảnh đất nước - con người - văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc đến với bạn bè quốc tế.
Gửi phản hồi
In bài viết