Đó là sáng chế “Hệ quang học gương cầu cho thiết bị ảnh nhiệt sóng trung”. Kết quả nghiên cứu ra đời vào năm 2017, giải quyết bài toán tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo được camera core, giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu từ nước ngoài.
Sáng chế “Phương pháp chế tạo vật liệu tổng hợp chịu nhiệt độ cao” giúp sản xuất vật liệu đáp ứng được các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong lĩnh vực quân sự.
Như vậy, đến nay, Viettel đã được cấp 56 bằng sáng chế bảo hộ tại Việt Nam và 11 bằng sáng chế bảo hộ tại Mỹ. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2021, Viettel là doanh nghiệp công nghệ có số lượng đơn đăng ký sáng chế và số bằng sáng chế được cấp hằng năm nhiều nhất tại Việt Nam.
Số lượng các sáng chế của Viettel ngày càng tăng, ở cả lĩnh vực quân sự, dân sự, đã khẳng định vị thế tiên phong công nghệ, hướng tới mục tiêu trở thành nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel.
Các sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ đã minh chứng năng lực tự chủ của Viettel trong nghiên cứu, phát triển các công nghệ lõi trong sản xuất, chế tạo công nghệ cao.
Đại diện Tập đoàn Viettel cho biết, những thành tựu của Viettel xuất phát từ việc luôn duy trì, thúc đẩy mạnh mẽ văn hóa đổi mới sáng tạo. Viettel đã thu hút các kiến trúc sư trưởng, kỹ sư đầu ngành có khả năng khai thác làm chủ công nghệ, có khả năng nghiên cứu, sản xuất và làm chủ thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị công nghệ cao. Đội ngũ chuyên gia, kỹ sư của Viettel được tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc nghiên cứu, sáng chế. Viettel đồng thời cũng có chính sách khen thưởng đặc biệt cho tác giả có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.
Gửi phản hồi
In bài viết