Một trong những đề xuất cụ thể nhất trong dự thảo là việc dự trữ khoảng 20% các bộ xét nghiệm, vắc xin hoặc phương pháp điều trị được phát triển để sử dụng ở những nước nghèo. Dự thảo cũng giữ nguyên một số điều khoản trước đó yêu cầu các công ty dược công bố chi tiết các hợp đồng công về vắc xin và cách điều trị trong các tình huống khẩn cấp về y tế toàn cầu.
Văn kiện còn đề xuất rằng các triệu chứng bệnh, cách chữa trị và vắc xin được phát triển từ dữ liệu của WHO cần được chia sẻ công bằng, trong đó có điều khoản cho phép WHO có được 20% sản lượng bất kỳ, trong đó 10% là quyên tặng và 10% bán với giá phải chăng, để sử dụng ở những nước đang phát triển. Giải pháp trên nhằm tránh việc các nước chia sẻ dữ liệu lúc bùng nổ dịch bệnh không được tiếp cận các biện pháp đối phó được phát triển từ việc sử dụng chính những dữ liệu này.
Thỏa thuận về đại dịch toàn cầu đã được các nước thành viên WHO cùng soạn thảo và sẽ phải trải qua tiến trình đàm phán kéo dài trước khi được thông qua lần cuối. Các cuộc đàm phán về dự thảo thỏa thuận này sẽ bắt đầu từ ngày 27-2 và dự kiến kéo dài đến năm 2024. Các nước thành viên WHO nhất trí rằng thỏa thuận này sẽ mang tính ràng buộc về pháp lý đối với những nước tham gia ký kết.
Gửi phản hồi
In bài viết