Thực tế cho thấy, chi bộ vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sinh hoạt chi bộ.Tuy nhiên, kết quả chất lượng sinh hoạt chi bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, một số cấp ủy cơ sở chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng. Vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có lúc, có nơi chưa được chú trọng, chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ đảng theo quy định. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số chi bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên cơ sở còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, kết quả chất lượng sinh hoạt chi bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, một số cấp ủy cơ sở chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng. Vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có lúc, có nơi chưa được chú trọng, chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ đảng theo quy định. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số chi bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, cấp ủy viên cơ sở còn nhiều hạn chế.
Với quan điểm “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một nhiệm vụ, đồng thời là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, là yêu cầu cấp thiết, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và từng đảng viên”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” với mục tiêu chung là: Tạo chuyển biến căn bản về nhận thức của cấp ủy các cấp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi bộ phải thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trước hết là cấp ủy viên, bí thư cấp ủy cơ sở thật sự có ý thức trách nhiệm, tôn trọng và đề cao nguyên tắc đảng, chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; nắm vững nghiệp vụ công tác đảng; xây dựng có chất lượng và thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ.
Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xác định 15 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để tổ chức thực hiện, trong đó các giải pháp chủ yếu là: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về nhận thức và hành động; coi trọng và làm tốt việc quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho Bí thư chi bộ, cán bộ, đảng viên; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời với các nhiệm vụ, giải pháp trên là các giải pháp cụ thể như: Lựa chọn, bố trí bí thư chi bộ có chất lượng; đề cao trách nhiệm của đảng viên, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên, công chức trong dự sinh hoạt chi bộ; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên mới gắn với nâng cao chất lượng đảng viên mới kết nạp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm, duy trì nghiêm túc, nền nếp việc sinh hoạt chi bộ theo quy định. Song song với các giải pháp trên, đề án cũng xác định phải làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn, công tác động viên, khen thưởng; công tác hướng dẫn, đôn đốc của các cơ quan chuyên môn; công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, cách làm hay có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, với sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện chủ động, tích cực, đồng bộ của các cấp ủy và các tổ chức đảng. Đề án “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” sẽ góp phần tích cực đưa việc thực hiện chế độ sinh hoạt đảng ngày càng nghiêm túc, đi vào nề nếp, nâng cao vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo của các chi bộ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, để các chi bộ thật sự trở thành cầu nối giữa Đảng với nhân dân.
Gửi phản hồi
In bài viết