Ông Lê Thiện Quang Lựa chọn các hợp đồng chất lượng, bền vữngQua sự việc người dân hợp đồng trồng ớt với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9 trên địa bàn, UBND huyện Chiêm Hóa sẽ tích cực phối hợp với ngành Nông nghiệp trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) “đủ tâm và đủ tầm” thực hiện các hợp đồng chất lượng, bền vững trong việc thực hiện chuỗi liên kết sản xuất để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giúp người dân địa phương tiêu thụ nông sản. Đồng thời, huyện sẽ xây dựng các mô hình, chuỗi liên kết để không bị manh mún, đứt gãy, thay vì xây dựng các chuỗi giá trị thông thường, chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng chuỗi cung ứng an toàn, sinh học, tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng để từ đó đảm bảo tính bền vững trong liên kết bao tiêu sản phẩm. Ông Vũ Văn Quang Mong lực lượng chức năng sớm vào cuộcVụ ớt 2023 - 2024, trên địa bàn xã có 20 hộ dân thực hiện liên kết trồng ớt xuất khẩu với 1 HTX ở ngoài huyện trên tổng diện tích 3 ha. Phía HTX đã cung ứng giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật trồng ớt, sau đó bao tiêu ớt quả cho bà con theo cam kết. Về cơ bản việc liên kết giữa HTX và các hộ dân mang lại hiệu quả kinh tế cho cả hai bên. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, đầu mối ở địa phương có trách nhiệm thu gom ớt của bà con có bán cho cả phía Công ty T9. Đến nay, số ớt bán cho Công ty T9 vẫn chưa được thanh toán tiền, số tiền nợ còn tổng khoảng 30 triệu đồng. Chính quyền xã đã làm việc, liên hệ với phía các đơn vị, người có trách nhiệm liên quan, yêu cầu họ sớm trả số tiền còn nợ, bảo đảm quyền lợi cho bà con, để Nhân dân yên tâm sản xuất. Chính quyền xã cũng mong muốn lực lượng chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân tình trạng Công ty T9 nợ tiền thu mua nông sản của bà con, xử lý nghiêm minh vi phạm. Ông Nguyễn Văn Ngân Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho người dânTừ năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9 (TP Hà Nội) có thu mua của người dân xã Vĩnh Lợi, Sơn Dương hơn 5 tấn ớt với giá trị hợp đồng gần 100 triệu đồng. Thế nhưng từ đó đến nay công ty vẫn chưa thanh toán cho Hợp tác xã để hợp tác xã thanh toán cho người dân. Thật là buồn khi những sản phẩm nông nghiệp của người dân phải vất vả một nắng hai sương với bao mồ hôi công sức đến kỳ thu hoạch lại bị lừa đảo mất trắng. Hợp tác xã mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, yêu cầu doanh nghiệp sớm trả lại tiền cho người dân bởi các hộ dân đang rất mong ngóng và gặp nhiều khó khăn. Ông Hoàng Văn Thắng Cẩn trọng khi chọn đơn vị liên kếtTrong vụ ớt vừa qua, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9 đã đến Tuyên Quang để liên kết với người dân và các hợp tác xã nhằm triển khai dự án trồng ớt thông qua Hợp tác xã Sản xuất - Dịch vụ nông nghiệp Ỷ La. Sau khi trồng và thu hoạch, ớt được bán thông qua hợp tác xã và hợp tác xã bán cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9. Nông dân được thanh toán toàn bộ số tiền bán ớt, nhưng qua tìm hiểu, được biết số tiền thanh toán cho chúng tôi là của Hợp tác xã Sản xuất - Dịch vụ nông nghiệp Ỷ La tự ứng tiền ra để thanh toán. Về lâu dài, để các chuỗi liên kết giữa hợp tác xã với nông dân được hiệu quả, bền chặt, tôi mong ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang tìm kiếm và triển khai các dự án với các đơn vị đủ năng lực và uy tín để người dân và hợp tác xã cùng tham gia vào các dự án này. Vụ ớt 2023-2024, người dân xã Hòa An (Chiêm Hóa) liên kết trồng ớt xuất khẩu. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tâm Hương (Na Hang) thu mua ớt cho bà con để cung ứng về Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9. |
Gửi phản hồi
In bài viết