Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, UBND và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Đồng thời, chủ động rà soát, cập nhật phương án ứng phó bảo đảm phù hợp, hiệu quả với các tình hình và tình huống cụ thể có thể xảy ra theo từng cấp độ; xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể chi tiết, đảm bảo ứng phó hiệu quả với các tình huống mưa, bão, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,..; kịp thời chỉ đạo, khắc phục những thiệt hại, đảm bảo ổn định đời sống, các điều kiện phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Cùng với đó, thường xuyên theo dõi chặt chẽ, nắm chắc các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết; tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến, hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, lốc, sét…; rà soát, khẩn trương di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ ống… đảm bảo hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Đoàn viên, thanh niên, dân quân xã Chi Thiết (Sơn Dương) giúp dân bó và dựng lại diện tích lúa bị đổ do mưa lũ.
Đài Khí tượng, Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; chủ động phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để dự báo, thông báo kịp thời thông tin về thời tiết, mưa lũ để các địa phương biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống có hiệu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối tài sản và tính mạng của người dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh) có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND huyện, thành phố trong việc triển khai, thực hiện nghiêm các nội dung trên.
Gửi phản hồi
In bài viết