Ở những quốc gia phương Tây, việc xây dựng nghĩa trang đẹp, có đầu tư về kiến trúc độc đáo đã được thực hiện từ những năm đầu thế kỷ 18 và càng ngày càng phát triển. Việc này giúp cho người đã khuất có nơi yên nghỉ bình an, tươm tất và người còn sống cảm thấy gần gũi, dễ dàng và không bị rào cản bởi nỗi sợ hãi khi đi thăm viếng người thân. Một số công viên nghĩa trang xuất sắc còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới như công viên nghĩa trang Skogskyrkogarden - thiết kế của 2 kiến trúc sư Gunnar Asplund và Sigurd Lewerentz, xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920 ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển.
Chùa báo Ân tại Công viên nghĩa trang Thiên Đường đã xây dựng xong.
Ở Việt Nam, mô hình công viên nghĩa trang đã xuất hiện và phát triển hơn 10 năm qua. Hoa viên nghĩa trang góp phần thay đổi tư duy của nhiều người về nghĩa trang đơn thuần không chỉ là nơi an nghỉ của người đã khuất mà còn là nơi người viếng thăm có phút giây lắng đọng, hòa mình vào thiên nhiên. Công viên nghĩa trang Thiên Đường được xây dựng tại tỉnh vừa là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về nơi an nghỉ của người thân khi mất đi, vừa là thực hiện quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang bài bản, hiệu quả.
Tượng phật tại Công viên nghĩa trang Thiên Đường.
Theo chia sẻ của đại diện Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại An Phát Vinh, sau khi nghiên cứu thực trạng các khu nghĩa trang ở Việt Nam và qua các chuyến thăm quan tới các công viên nghĩa trang lớn ở các nước phát triển như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, công ty đã quyết định đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Thiên Đường với tầm nhìn trở thành hoa viên nghĩa trang cao cấp bậc nhất Việt Nam, áp dụng những mô hình quy hoạch xây dựng và quản lý văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống tâm linh của người Việt.
Một góc Công viên nghĩa trang Thiên Đường.
Công viên nghĩa trang Thiên Đường có không gian xanh được thiết kế theo tỷ lệ vàng. Công viên có tổng diện tích trên 24,5 ha, trong đó, phần cát táng chỉ có 9,1 ha, còn lại diện tích là hạng mục cây xanh, hồ nước, đường giao thông, Chùa Báo Ân, tượng Phật, Đền Trình và các hệ thống tâm linh khác… Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2426/QĐ-TTg, ngày 28-12-2015.
Khu văn phòng Công viên nghĩa trang.
Công viên nghĩa trang Thiên Đường nằm trên khu đất có dáng hình Linh Quy, thế đất phong thủy vượng sơn vượng hướng, là nơi an lạc vĩnh hằng dành cho người khuất, phù trợ phúc lộc cho con cháu. Tại vị trí trung cung, đắc địa nhất của công viên, Chùa Báo Ân hiện ra với phong cách kiến trúc mang đậm nét chùa cổ Bắc Bộ. Vẻ đẹp trầm mặc được tạo nên bởi sắc nâu trầm mang đến cảm giác an yên trong tâm thức. Phía xa dọc theo trục thần đạo là đại tượng Phật Thích Ca tọa trên đài sen ánh mắt nhìn xuống, miệng mỉm cười như phổ độ chúng sinh, giúp che chở cho vùng đất an nghỉ vượng khí phù gia.
Công viên nghĩa trang Thiên Đường được thiết kế không khác một khu đô thị dành cho người sống khi có đủ cả nhà phố (mộ đơn), song lập (mộ đôi), đơn lập (mộ gia tộc). Quy hoạch theo mô hình công viên nghĩa trang cao cấp, tính thẩm mỹ cao.
Các công trình trong Công viên nghĩa trang Thiên Đường đang hoàn thiện.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho người đã khuất và người thân lên thăm viếng như: Chăm sóc phần mộ ngày tuần, rằm, mồng một, lưu trữ và bảo quản tro cốt, dịch vụ cầu an, cầu siêu, nghỉ ngơi, tham quan... thì Ban Quản lý công viên nghĩa trang Thiên Đường cũng triển khai nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của các gia đình ở xa, không có điều kiện chăm sóc mộ người thân như: Dịch vụ thắp hương, cúng giỗ, quay phim online.
Với không gian kiến trúc hiện đại, dịch vụ chu đáo, Công viên nghĩa trang Thiên Đường là sự chọn hoàn hoàn để người đã mất được an nghỉ vĩnh hằng và người sống được an lòng.
Gửi phản hồi
In bài viết