Dự án cầu Đầm Vạc tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình hoàn thiện.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 cho 5 địa phương với tổng số vốn là 26.659,875 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn Ngân sách Trung ương là 5.711,919 tỷ đồng, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là 20.947,956 tỷ đồng.
Địa phương phân bổ chi tiết tổng số 28.688,102 tỷ đồng, bằng 108% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn ngân sách Trung ương đạt 100% vốn kế hoạch; vốn ngân sách địa phương: 3/5 tỉnh giao vượt số vốn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao: Vĩnh Phúc (vượt 593,446 tỷ đồng), Phú Yên (1.634,645 tỷ đồng), Bình Phước (176,096 tỷ đồng); 2/5 tỉnh giao thấp hơn vốn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao: Bình Thuận (thấp hơn 326 tỷ đồng) và Khánh Hòa (47,821 tỷ đồng).
Tình hình giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2022
Tính đến ngày 4/5 vừa qua, 5 địa phương báo cáo giải ngân được 5.071,431 tỷ đồng đạt 19,0% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022 (tỉnh Bình Thuận có số giải ngân cao nhất đạt 28,5%, tỉnh Khánh Hòa thấp nhất trong 5 tỉnh, đạt 14,5%). Trong đó, nguồn ngân sách địa phương đã giải ngân 3.813,008 tỷ đồng, đạt 18,2% kế hoạch; nguồn ngân sách Trung ương trong nước đã giải ngân 1.217,696 tỷ đồng, đạt 24,5% kế hoạch; nguồn vốn ngoài nước (ODA) đã giải ngân 40727 tỷ đồng, đạt 5,5% kế hoạch.
Kho bạc Nhà nước báo cáo đến 15/5 giải ngân được 5.505,997 tỷ đồng đạt 20,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022. Trong đó, nguồn ngân sách địa phương đã giải ngân 4.181,926 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch; nguồn ngân sách Trung ương đã giải ngân 1.283,343 tỷ đồng, đạt 25,8% kế hoạch; nguồn vốn ngoài nước (ODA) đã giải ngân 40,728 tỷ đồng, đạt 5,5% kế hoạch.
Dự kiến giải ngân đến hết 31/5 tới là 6.458,346 tỷ đồng, bình quân đạt 24,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tỉnh Bình Thuận dự kiến cao nhất là 42,2%, tỉnh Bình Phước dự kiến thấp nhất trong 5 tỉnh 20%). Trong đó, nguồn vốn NSĐP là 23,4% kế hoạch, vốn NSTW trong nước là 30,5%, vốn ODA là 5,9% kế hoạch.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện giải ngân
Các địa phương báo cáo, quý I năm 2022, dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ảnh hưởng đến triển khai thực hiện thi công các dự án. Hơn nữa, trong những tháng đầu năm 2022, giá vật tư, vật liệu xây dựng tăng cao, nhiều doanh nghiệp, nhà thầu thi công cầm chừng hoặc tạm dừng thi công, dự án phải điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Đối với công tác giải phóng mặt bằng, do vướng mắc về đơn giá, hệ số điều chỉnh giá đất, phương án đền bù, di dời công trình phải giải tỏa, chồng lấn mặt bằng thi công, khiếu kiện của người dân… ảnh hưởng lớn đến giải ngân vốn đầu tư công. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất như đất lúa, đất rừng có trường hợp phải xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Ngoài ra, các dự án khởi công mới đang triển khai thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, tổ chức đấu thầu xây lắp chưa giải ngân được vốn.
Các địa phương đề nghị cho kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách nhà nước trong nước đã được giao kế hoạch năm 2021 sang năm 2022. Đồng thời, sớm thông báo kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022 cho các Chương trình mục tiêu quốc gia để kịp thời chuẩn bị thủ tục, giải ngân kế hoạch vốn được giao và sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ cho ý kiến về những vướng mắc, kiến nghị của các địa phương, nội dung vượt thẩm quyền, tổ công tác ghi nhận tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Gửi phản hồi
In bài viết