Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu thống nhất, sửa đổi các luật này sẽ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; kịp thời thể chế hóa chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về khoa học và công nghệ cũng như quá trình chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 7 chương, 80 điều. Các đại biểu đề nghị bổ sung “tổ chức” vào nội dung khoản 1 Điều 3 “Người tiêu dùng là cá nhân mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình”. Các ý kiến cũng đề nghị vào các nội dung về: quyền của người tiêu dùng; các hành vi bị cấm; trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng; bảo đảm an toàn thông tin của người tiêu dùng; quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội…
Đối với dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), cần có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; chứng thực chữ ký điện tử đảm bảo thống nhất, khả thi. Bên cạnh đó, làm rõ cấu trúc tài khoản giao dịch điện tử, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, giải quyết tranh chấp phát sinh, bổ sung quy định giao dịch điện tử trong hợp đồng công chứng; cần làm rõ trách nhiệm giám sát của Nhà nước. Mặt khác, để đảm bảo tính khả thi của Luật, cần có những quy định về tính liên thông dữ liệu và cơ sở dữ liệu dùng chung, vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý giao dịch điện tử...
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ma Thị Thúy ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu. Trên cơ sở các ý kiến góp ý của đại biểu, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ nghiên cứu, tổng hợp, tham gia ý kiến với Quốc hội để hoàn thiện các dự thảo luật.
Gửi phản hồi
In bài viết