Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang chủ trì họp Tổ 11 gồm 26 đại biểu của các tỉnh: Thanh Hóa, Cà Mau, Tuyên Quang .
Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cùng ĐBQH các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa trong phiên họp Tổ.
Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số xe ô tô thông qua đấu giá, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh cho rằng, nhu cầu sở hữu biển số đẹp là thực tế tồn tại lâu của người dân, thực tế có khi biển số đẹp giá trị bằng cả chiếc xe. Tuy nhiên cần làm rõ phương pháp xác định “biển đẹp”, biển theo sở thích. Theo đại biểu, những biển số được đông đảo người sử dụng thừa nhận là số đẹp theo tâm lý chung của người dân. Thứ hai là kho số được đăng ký theo sở thích, ví dụ như ngày, tháng, năm sinh… Và mỗi kho số thì cần có mức giá khởi điểm khác nhau. Đại biểu đề nghị Quốc hội cần xem xét nguồn số từ đâu ra, việc quản lý kho số để thực đấu giá nhằm đảm bảo công bằng, tương thích pháp luật và đảm bảo an ninh, trật tự. Ngoài ra, cần chú ý phải có quy định chặt chẽ, tránh hiện tượng đầu cơ số …
Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh tham gia ý kiến.
Đại biểu Lò Thị Việt Hà cũng bày tỏ đồng tình với sự cần thiết và phạm vi ban hành của nghị quyết. Đại biểu đề nghị cần làm rõ thêm việc quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chuyển nhượng, cho tặng. Đại biều cũng bày tỏ băn khoăn, việc đưa toàn bộ biển số xe chưa đăng ký ra đấu giá là chưa phù hợp, liên quan đến quyền của người tiêu dùng. Vì nhiều người không có khả năng, không có có nhu cầu đấu giá, trong khi phí khởi điểm đấu giá theo như trong dự thảo Nghị quyết quy định theo 2 vùng là 20 triệu và 40 triệu đồng. Do đó, để đảm bảo công bằng và quyền lợi cho người tiêu dùng cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng…
Liên quan dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh bày tỏ đồng tình với việc ban hành cơ chế đặc thù đối với phát triển thành phố Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, đồng chí cũng bày tỏ băn khoăn, khi ban hành một cơ chế đặc thù đối với một địa phương cấp huyện. Do đó, nghị quyết cần xác định rõ việc thí điểm sẽ tháo gỡ được những khó khăn gì hiện nay cũng như dự báo thúc đẩy sự phát triển như thế nào trong thời gian tới. Đại biểu nhấn mạnh, Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của Tây Nguyên, khi ban hành cơ chế đặc thù, cần có những chính sách phù hợp để địa phương này phát triển xứng tầm với vị trí trung tâm của vùng. Ngoài ra, cần tính toán đến việc thu hút nguồn nhân lực, bộ máy cán bộ. Cơ chế chính sách được thiết kế đặc thù thì phải toàn diện ở mọi góc độ - Đại biểu Vinh nêu.
Đại biểu Lò Thị Việt Hà phát biểu tại phiên thảo luận.
Liên quan đến nghị quyết trên, Đại biểu Lò Thị Việt Hà cũng bày tỏ băn khoăn đối với cơ chế khuyễn khích đầu tư đối với doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông, lâm sản mà chủ yếu là doanh nghiệp đầu tư và cà phê. Theo đại biểu, lĩnh vực nông lâm nghiệp liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực đất đai, nhưng tờ trình dự thảo chư nêu rõ vấn đề này. Ngoài ra đối với các cơ chế thu hút nguồi nhân lực chất lượng cao cũng cần xem xét cho phù hợp để những nhân lực chất lượng cao đến và gắn bó lâu với vùng đất này. Cùng với đó việc cho phép các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột được hưởng các ưu đãi đầu tư với mức độ được miễn giảm thuế, áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 30 năm là phù hợp, tương đương mức ưu đãi ở một số cơ chế đặc thù khác. Tuy nhiên, theo đại biểu, cần có thêm quy định về việc xác định thời gian và cách thức miễn, giảm…
Gửi phản hồi
In bài viết