Việt Nam đã hình thành nhiều vùng trồng lúa chất lượng cao.
Cụ thể, tại khu vực tỉnh An Giang, theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa Đài thơm 8 duy trì quanh mức 9.400 - 9.700 đồng/kg; gạo OM 5451 ổn định ở mức 9.400 - 9.500 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 9.500 - 9.700 đồng/kg; giá lúa Nàng hoa 9 ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.800 - 9.000 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Tại Đồng Tháp, giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt duy trì quanh mức 12.800 - 12.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu Đài thơm 8, OM 18 ở mức 13.800 - 13.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 ổn định mức 12.650 - 12.750 đồng/kg; gạo OM 5451 có giá 13.400 - 13.450 đồng/kg...
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hôm nay, gạo chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cao. Cụ thể, gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm Thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 19.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg...
Về xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 663 USD/tấn và giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 648 USD/tấn. Tuy nhiên, đây cũng là mức giá cao đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay.
Giá xuất khẩu gạo cao đã giúp giá trị mặt hàng này tăng mạnh. Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch 4,4 tỷ USD. Đây là những con số chưa từng có của ngành gạo kể từ năm 1989 đến nay và còn tiếp tục tăng khi kết thúc năm 2023.
Lý giải về giá xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cao trong năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng thế giới đã và đang công nhận chất lượng gạo của Việt Nam nằm trong phân khúc tốt nhất. Ngoài chất lượng, các nước thích mua gạo Việt Nam vì độ tươi mới. Sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu ngay sau thu hoạch xong, phù hợp thị trường nhờ chất lượng tốt và thời gian dự trữ kéo dài.
Gửi phản hồi
In bài viết