Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm; đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm.
So với Quyết định số 1349/QĐ-NHNN, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ giảm từ 0,05%/năm xuống còn 0%.
Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để bảo đảm tính thanh khoản. Thông thường, số tiền này được các ngân hàng gửi ở tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước. Việc giảm lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc là chính sách điều hành nhằm tăng nguồn cung tiền cho nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, động thái này của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm chi phí cho ngân hàng thương mại, có thêm nguồn vốn để giảm lãi suất cho vay. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước mới giảm lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc, song đây cũng là bước điều hành đúng đắn của cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi từ dân cư tăng thấp kỷ lục (tăng 2,94%, với 5,3 triệu tỷ đồng) trong khi lượng tiền gửi từ doanh nghiệp lại tăng cao, với 4,78%.
Gửi phản hồi
In bài viết