Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Chẩu Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.
Các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại đầu cầu UBND tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.
Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15) gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều.
Luật nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế.
Luật đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh; thiết lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Đồng thời phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện về đất đai.
Điểm mới của Luật là thể chế hóa 5 quan điểm, xác định 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp, 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Luật Đất đai năm 2024 có những nội dung mới quan trọng đáp ứng yêu cầu của xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quản quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn phát biểu thảo luận tại hội nghị.
Phát biểu thảo luận tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức Luật Đất đai năm 2023 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế dẫn đến nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững. Nguyên nhân do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc thông qua Luật Đất đai năm 2024 là cấp thiết, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân và đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội, mà ở các địa phương càng mong đợi hơn.
Các đại biểu dự hội nghị.
Để triển khai hiệu quả Luật Đất đai năm 2024, đồng chí đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành Trung ương tham mưu sớm ban hành các hướng dẫn thi hành luật; xem xét cân nhắc điều chỉnh Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 và phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tuyên Quang, tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Tuyên Quang và các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
Hội nghị đã tổ chức khen thưởng tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng Luật Đất đai.
Gửi phản hồi
In bài viết