Đây là thông tin được nêu tại hội thảo liêm chính trong nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức ngày 19-12.
Qua thống kê của Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, hệ thống các tạp chí khoa học ở Việt Nam hiện nay khá phong phú với hơn 600 tạp chí khoa học. Hầu hết, mỗi bộ, ngành, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các hội, phân hội… đều có tạp chí khoa học riêng.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức được thành lập để định kỳ đánh giá chất lượng các tạp chí khoa học và bình chọn vào các danh mục. Các tổ chức này đã đưa ra những công cụ có chất lượng và đầy đủ để đo lường, tìm kiếm, theo dõi chất lượng các tạp chí khoa học thuộc các lĩnh vực và bình chọn vào các danh mục trích dẫn trong cơ sở dữ liệu đa ngành như: Web of Science, Scopus, DOAJ, EBSCO, Proquest, ACI và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành...
Danh mục 13 tạp chí thuộc danh mục Scopus và WoS. (Nguồn: Hội đồng Giáo sư Nhà nước).
Trong đó, danh mục Scopus là cơ sở dữ liệu của Nhà Xuất bản Elsevier (Hà Lan). Đến tháng 3-2023, Scopus đưa vào danh mục tổng số 43.400 tạp chí khoa học trên thế giới, trong đó, gần 28.000 tạp chí đang còn hiệu lực. Trong danh mục này, có 8 tạp chí khoa học Việt Nam đang còn hiệu lực.
Còn danh mục Web of Science (WoS) là cơ sở dữ liệu của Institute for Scientific Information, Hoa Kỳ. Việt Nam có 8 tạp chí thuộc danh mục này.
Gửi phản hồi
In bài viết