(Ảnh minh họa)
Lũy kế 5 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 162.952 tỷ đồng, đạt 48,4% kế hoạch phát hành quý II và 40,74% kế hoạch năm 2023, đặc biệt là tăng 188,4% so cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 5, Kho bạc Nhà nước gọi thầu tại 5 kỳ hạn gồm 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm, trong đó tỷ trọng phát hành đạt cao nhất tại kỳ hạn 15 năm và 10 năm, tương ứng lần lượt là 43,4% và 32,1% tổng khối lượng phát hành trong tháng.
Lãi suất trúng thầu tiếp tục xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 27 đến 35 điểm cơ bản so phiên cuối cùng của tháng 4. Tại phiên đấu thầu cuối tháng 5, lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 2,4%; 2,95%; 3,05%, 3,19% và 3,4%.
Giao dịch thứ cấp trái phiếu tháng 5 có tổng giá trị giao dịch đạt 132.568 tỷ đồng, bình quân đạt 6.628 tỷ đồng/phiên, tăng 1,43% so tháng trước, trong đó giao dịch Outright chiếm 56.69% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là giao dịch Repos.
Lợi suất giao dịch bình quân của trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 25 năm, 25-30 năm và 7 năm, giảm tương ứng 36,49%; 22,77% và 14,58% so cùng kỳ tháng trước, hiện đang đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 3,44%; 3,826% và 2,76%. Trong khi đó, trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20-25 năm có lợi suất giao dịch tăng 1,09% so cùng kỳ tháng trước, và hiện đang đạt mức lợi suất bình quân tương ứng khoảng 4,35%.
Về kỳ hạn giao dịch, các kỳ hạn trung và dài hạn là các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất toàn thị trường, theo đó được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 10 năm, 15 năm, và 10-15 năm với tỷ trọng so tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 25,75%; 18,02% và 11,40%.
Trong tháng 5, khối ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng về giá trị giao dịch so với toàn thị trường tương ứng là 75,46% và khối công ty chứng khoán chiếm 24,54%.
Gửi phản hồi
In bài viết