Cụ thể, tại 3 ngân hàng này, mức lãi suất cao nhất là 5,3% được áp dụng khi khách hàng gửi từ 12 tháng trở lên; gửi kỳ hạn dưới 12 tháng, lãi suất là 4,3%; kỳ hạn dưới 6 tháng được áp dụng mức cao nhất là 3,3%, trong đó kỳ hạn 1-2 tháng được hưởng lãi suất 3%.
Trước đó, đầu tháng 10, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) điều chỉnh giảm lãi suất huy động thêm một nấc nữa. Lãi suất tiền gửi ngân hàng này về mức thấp nhất lịch sử, với lãi suất huy động cao nhất chỉ 5,3%/năm.
Với biểu lãi suất mới này, lãi suất huy động ở Vietcombank đã giảm khoảng 0,2%/năm ở nhiều kỳ hạn so với trước. Đây là lần giảm lãi suất thứ hai liên tiếp tại ngân hàng này chỉ trong vòng chưa đầy 20 ngày qua (lần điều chỉnh lãi suất gần nhất vào ngày 14-9, với mức giảm 0,1-0,3%/năm).
Cụ thể, ở kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng, lãi suất duy trì ở mức 3%/năm, còn với kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 tháng, lãi suất giảm còn 3,3%/năm. Với kỳ hạn từ 6 tháng đến 9 tháng: 4,3%/năm; 12-60 tháng: 5,3%/năm. Nếu so sánh với thời điểm trước ngày 14-9, lãi suất đã giảm 0,5%/năm (từ mức huy động cao nhất 6,8%/năm).
Như vậy, đến nay, cả 4 ngân thương mại nhà nước đều đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi xuống mức cao nhất chỉ còn 5,3%/năm.
Việc các ngân hàng hạ lãi suất huy động diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng đang dư thừa vốn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến 30-9, vốn huy động ngành ngân hàng tăng trưởng 5,9% (năm trước là 7,68%), với tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại 12,9 triệu tỷ đồng. Vốn cho vay đạt mức tăng trưởng 6,1-6,2%, tổng dư nợ của nền kinh tế 12,63 triệu tỷ đồng.
Gửi phản hồi
In bài viết