Ngành nông nghiệp châu Âu sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nhờ các biện pháp cải cách. Ảnh: Reuters
Trước đó, các nhà đàm phán đại diện cho 27 quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được một thỏa thuận về cải cách chính sách nông nghiệp chung (CAP). Theo đó, chính sách này sẽ dành 387 tỷ euro (462 tỷ USD), tương đương khoảng 1/3 ngân sách năm 2021 của EU, đối với các khoản thanh toán cho nông dân và phát triển nông thôn. Thỏa thuận cũng tạo ra một quỹ khủng hoảng trị giá 450 triệu euro trong trường hợp thị trường nông sản bị gián đoạn bởi tình huống khẩn cấp như đại dịch.
Khoảng 80% khoản thanh toán từ CAP đến tay 20% người hưởng lợi, trong đó các chủ đất lớn và các doanh nghiệp nông, công nghiệp nhận được phần lớn tiền mặt. Việc cải cách cũng nhằm tăng cường hỗ trợ đối với các trang trại quy mô nhỏ hơn. Theo những cải cách mới, CAP yêu cầu chính phủ các quốc gia dành 20% các khoản thanh toán cho nông dân trong giai đoạn năm 2023-2024 và tăng lên mức 25% giai đoạn năm 2025-2027.
Theo Reuters, nông dân châu Âu đang phải đối mặt với những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu như hạn hán. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp cũng gây áp lực chính đối với môi trường sống tự nhiên của châu Âu và tạo ra 10% lượng khí thải nhà kính của EU.
Ủy bân châu Âu (EC) sẽ đánh giá liệu kế hoạch chi tiêu CAP của các quốc gia có tuân thủ luật môi trường của EU hay không, bao gồm cả mục tiêu đẩy mạnh cắt giảm khí thải trong thập kỷ này.
Gửi phản hồi
In bài viết