Theo ByteDance - công ty mẹ của TikTok, mốc trên đạt được trong ngày 18-10, và thực tế đã buộc các kỹ thuật viên của mạng xã hội chuyên về video ngắn phải nới hạn mức cho phép người dùng lượng truy cập cùng lúc của hệ thống máy chủ.
Hiện nay, có 4 nền tảng trên thế giới vượt qua con số 1 tỷ người dùng hằng ngày, bao gồm: Facebook, Instagram, Whatsapp (đều thuộc Meta) và YouTube (thuộc Google). Trong khi đó, Wechat (Trung Quốc) hiện đã vươn tới ngưỡng khoảng 900 triệu người dùng hằng ngày. Với kỷ lục mới, TikTok rõ ràng đang tiến thẳng tới hoàn thành kế hoạch phát triển năm 2022, vốn đặt ra kỳ vọng 1,05 tỷ người dùng hằng ngày.
Để cải thiện tăng trưởng kinh doanh và hiệu quả quản lý, TikTok hiện đã xúc tiến cải tổ cơ cấu trên quy mô toàn cầu. Trong đó, các thị trường được chia thành 6 khu vực riêng biệt: Nhật Bản và Hàn Quốc, Nam Á, châu Âu, Trung Đông, Mỹ Latinh và một khu vực khác xung quanh Mỹ, Canada và Australia.
TikTok và Douyin (phiên bản TikTok của thị trường nội địa Trung Quốc) đang áp đảo nhiều mạng xã hội khác để trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Theo dữ liệu do công ty nghiên cứu ứng dụng di động Sensor Tower công bố, tính tới tháng 9-2022, Douyin và TikTok đã thu hút hơn 315 triệu USD trong các cửa hàng ứng dụng toàn cầu, gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái và một lần nữa chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách doanh thu ứng dụng di động toàn cầu (không phải trò chơi).
Trong đó, khoảng 49,2% thu nhập đến từ phiên bản Douyin của Trung Quốc; thị trường Mỹ đứng thứ hai, đóng góp 16,6% doanh thu; thị trường Nhật Bản đứng thứ ba, chiếm 3,4%.
Gửi phản hồi
In bài viết