Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, Meta sẽ huỷ bỏ các khung quy tắc chống thông tin sai lệch về Covid-19 trên Instagram và Facebook ở các quốc gia không còn coi đại dịch là tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó có Mỹ. Ở những nơi vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp, Meta sẽ tiếp tục xóa các nội dung vi phạm.
Động thái mới là kết quả sau một giai đoạn cân nhắc dài hạn. Cụ thể là từ tháng 7-2022, tập đoàn công nghệ Mỹ đã yêu cầu hội đồng giám sát nội bộ nêu ý kiến về việc điều chỉnh chính sách thông tin sai lệch dựa trên quan điểm đại dịch dần chuyển dịch theo hướng mới.
Sau đó, tới tháng 4-2023, hội đồng này cho rằng Meta cần tiếp tục duy trì cơ chế gỡ bỏ các thông tin sai lệch về Covid-19 “có nguy cơ dẫn tới những mối nguy hại trong thực tế”, nhưng cũng đề nghị tập đoàn có sự chuẩn bị, nhằm sẵn sàng điều chỉnh chính sách một khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố hủy bỏ tình trạng khẩn cấp của Covid-19, nhằm "bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác trong hoàn cảnh mới".
Thực tế, WHO đã dỡ bỏ chỉ định khẩn cấp đối với Covid-19 vào tháng 5-2023 và Meta giờ đây đã tiến hành các điều chỉnh phù hợp với khuyến nghị của hội đồng giám sát.
Tập đoàn này cũng cho biết sẽ có cách tiếp cận phù hợp hơn đối với các quy tắc thông tin sai lệch về Covid-19 và hiện đang tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để hiểu những tuyên bố cũng như loại thông tin sai lệch nào có thể tiếp tục gây ra rủi ro trong tình hình mới.
Trong 3 năm qua, từ khi Covid-19 bùng phát, các nền tảng truyền thông xã hội đã phải đối mặt với áp lực chống lại thông tin sai lệch về đại dịch, chẳng hạn như tuyên bố không chính xác về vắc xin. Nhiều công ty, trong đó có Meta, Twitter và YouTube, đã thiết lập các chính sách để giải quyết vấn đề này và liên tục điều chỉnh linh hoạt theo thời gian. Riêng Meta đã xóa 19 triệu bài đăng trên Facebook và Instagram có chứa thông tin sai lệch về Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3-2020 đến tháng 7-2022.
Gửi phản hồi
In bài viết