Mở rộng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mở rộng hoạt động kinh doanh gặp khó khăn khi tiếp cận với các nguồn vốn. Bài viết dưới đây tập trung vào các giải pháp mở rộng vốn được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

1. Vay vốn ngân hàng - Lựa chọn phổ biến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vay kinh doanh có kỳ hạn là cách để nhiều doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn. Hai hình thức vay phổ biến hiện nay gồm vay thế chấp và tín chấp doanh nghiệp.

  • Vay tín chấp doanh nghiệp: 

Đây là hình thức vay vốn của doanh nghiệp không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng dựa vào sự uy tín, lịch sử tín dụng và khả năng tài chính của doanh nghiệp để duyệt khoản vay. Đây là hình thức vay phổ biến của doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi những ưu điểm: không cần tài sản thế chấp, quy trình và hồ sơ vay đơn giản, nhanh chóng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản để thực hiện vay tín chấp như: doanh thu đảm bảo yêu cầu riêng của từng ngân hàng, thời gian hoạt động tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm, lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu. Các điều kiện này thay đổi tùy theo từng ngân hàng. 

  • Vay thế chấp doanh nghiệp:

Vay thế chấp doanh nghiệp là hình thức vay vốn mà doanh nghiệp dùng tài sản như bất động sản, thiết bị, hoặc hàng tồn kho để đảm bảo. Khoản vay này thường có lãi suất thấp hơn vay tín chấp do rủi ro giảm. Mục đích vay vốn bao gồm tài trợ dự án lớn, mở rộng sản xuất, mua sắm thiết bị, hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng. Ngân hàng giữ quyền sở hữu tài sản thế chấp cho đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ.

Các ngân hàng sẽ dựa trên nhu cầu vay vốn, lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ của từng doanh nghiệp để đưa ra gói giải pháp vay phù hợp. 

Vay tín chấp là hình thức vay vốn được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn

2. Tài trợ thương mại

Tài trợ thương mại là hình thức tài trợ tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế hoặc nội địa. Mục đích là giảm thiểu rủi ro, đảm bảo thanh toán và cung cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp. Tài trợ thương mại giúp tăng cường sự tin tưởng giữa các bên trong giao dịch và thúc đẩy thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, 6 hình thức tài trợ thương mại phổ biến là:

  • Tài trợ thương mại xuất/nhập khẩu

  • Tài trợ thương mại trong nước

  • Tài trợ thương mại quốc tế

  • Bảo lãnh nhận hàng

  • Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu

  • Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu

Tài trợ thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh

3. Huy động nguồn vốn kinh doanh

Huy động vốn kinh doanh là quá trình doanh nghiệp tìm kiếm và thu thập nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, mở rộng sản xuất, hoặc phát triển dự án mới. 

Doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua 6 hình thức phổ biến: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu, tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu. 

Việc lựa chọn hình thức huy động vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu vốn, khả năng tài chính, mục tiêu kinh doanh…. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố này để đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hóa phương thức huy động vốn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chủ động mở rộng nguồn vốn với 3 hình thức phổ biến: thông qua ngân hàng cho vay tín chấp doanh nghiệp/vay thế chấp, tài trợ thương mại, huy động vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú trọng quản lý tài chính hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý và minh bạch để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.


Tin cùng chuyên mục