Quang cảnh hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Mỹ và lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương ở Washington, Mỹ tháng 9 -2022.
Quang cảnh hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Mỹ và lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương ở Washington, Mỹ tháng 9 -2022.
Trong hội nghị kéo dài ba ngày, Mỹ sẽ công bố công nhận ngoại giao đối với hai hòn đảo ở Thái Bình Dương, hứa hẹn cấp viện trợ cho cơ sở hạ tầng, bao gồm cải thiện kết nối Internet qua cáp dưới biển và tham dự một trận bóng đá với các nhà lãnh đạo khu vực. Tổng thống Joe Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên với các quốc đảo Thái Bình Dương tại Nhà Trắng một năm trước và đã lên kế hoạch cho hội nghị trong năm nay sau khi ông hủy chuyến thăm Papua New Guinea do cuộc khủng hoảng nợ công trong nước hồi tháng 5 vừa qua.
Tại hội nghị thượng đỉnh năm ngoái với 14 đảo quốc Thái Bình Dương, chính quyền Mỹ và các quốc đảo đã ra một tuyên bố chung quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác, chia sẻ tầm nhìn về một khu vực nơi “dân chủ sẽ có thể phát triển”. Nhà Trắng cho biết nỗ lực năm nay sẽ tập trung vào các ưu tiên bao gồm biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, y tế công cộng và chống đánh bắt cá bất hợp pháp. Mỹ cũng sẽ chính thức công nhận Quần đảo Cook và một quốc gia nhỏ khác là Niue lần đầu tiên trong hội nghị thượng đỉnh.
Năm 2022, Mỹ tuyên bố đầu tư hơn 810 triệu USD vào các chương trình mở rộng để hỗ trợ các đảo Thái Bình Dương. Meg Keen, giám đốc Chương trình Đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy của Australia, cho biết mặc dù Mỹ đã mở đại sứ quán và văn phòng USAID mới trong khu vực kể từ hội nghị thượng đỉnh năm ngoái nhưng Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê duyệt nguồn vốn này. Bà nói thêm rằng các quốc đảo Thái Bình Dương "hoan nghênh việc Mỹ tái can dự với khu vực, nhưng không muốn các tranh chấp địa chính trị dẫn đến leo thang quân sự".
Gửi phản hồi
In bài viết