Một điểm giao dịch của LPBank. Ảnh: H.L
Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 5.919 tỷ đồng, tăng trưởng 142% so với cùng kỳ. Trước đó, lợi nhuận trước thuế quý I của ngân hàng này đạt hơn 2.886 tỷ đồng.
Với lợi nhuận quý II ở mức trên 3.033 tỷ đồng, LPBank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở hai quý liên tiếp và tăng gấp gần 3,5 lần cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia của chứng khoán MBS đánh giá đây là một trong số ít những ngân hàng vượt qua được trở ngại của thị trường 6 tháng đầu năm 2024.
Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), việc lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm đạt 8.665 tỷ đồng, tăng mạnh 68% là do kiểm soát chi phí vốn hiệu quả, tập trung khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh.
Ngân hàng này tập trung đẩy mạnh các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính tiêu dùng và phân khúc mới nổi FDI, nhằm tối ưu các cơ hội kinh doanh thị trường mang lại và tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.
Với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank), lợi nhuận trước thuế quý II ước đạt 1.732 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2023; lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3.238 tỷ đồng, tăng trưởng 61%.
Trong nửa đầu đầu năm 2024, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của SeABank đạt 6.011 tỷ đồng, tăng 43%; thu thuần ngoài lãi (NOII) đạt 1.268 tỷ đồng, tăng 39%; lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản lần lượt đạt 16,38% và 1,88%.
Tính đến cuối quý II-2024, SeABank có tổng tài sản 280.658 tỷ đồng, tổng huy động tiền gửi và giấy tờ có giá 160.926 tỷ đồng (tăng 16.139 tỷ đồng), số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 20.038 tỷ đồng (tăng 59% và chiếm 13,4% tổng huy động).
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) cho hay, tính đến hết tháng 6-2024, lợi nhuận trước thuế ước tính hoàn thành hơn 50% kế hoạch cả năm (4.000 tỷ đồng).
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng quý II-2024 dự kiến có nhiều cải thiện, dù chưa thực sự rõ nét.
Lợi nhuận ngành ngân hàng quý II được dự báo tăng trưởng chậm lại ở mức 12%, sau khi đạt mức tăng 14% trong quý I. Nguyên nhân do biên lãi ròng tiếp tục chịu áp lực giảm, trong khi lãi suất huy động tăng nhẹ ở hầu hết ngân hàng.
Gửi phản hồi
In bài viết