Một mẫu ô tô bay trưng bày tại triển lãm Japan Mobility Show 2023 tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Hoàng Linh
Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả tới 50% chi phí xây dựng, với mức trần 50 triệu yên (313.500 USD) cho mỗi địa điểm cất cánh và hạ cánh do chính quyền các địa phương và các công ty tư nhân xây dựng trên lãnh thổ nước này.
Sau khi hoàn thành và thử nghiệm hoạt động của các cơ sở này, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản sẽ xây dựng các hướng dẫn cho việc xây dựng thêm nhiều trạm mới, sớm nhất là trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4-2026.
Trước mắt, Nhật Bản sẽ lựa chọn bốn địa điểm thông qua quy trình đăng ký mở, trong đó chấp nhận các đơn đăng ký từ nay đến ngày 12-7. Các thực thể đủ điều kiện, bao gồm các thành phố và doanh nghiệp tư nhân, sẽ phải chịu trách nhiệm trong mọi khâu, từ thiết lập, quản lý cho tới vận hành các trạm ô tô bay.
Theo thiết kế ban đầu, các trạm ô tô bay phải bao gồm các khu vực cất cánh và hạ cánh, đường lăn, khu vực đỗ xe, nhà chứa ô tô bay, trạm sạc và phòng chờ của hành khách.
Việc xây dựng các cơ sở đầu tiên dự kiến hoàn thành vào cuối năm tài chính 2024 (tức trước 1-4-2025), với các chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch cho năm 2025.
Sau khi hoàn thành, mỗi trạm ô tô bay sẽ trở thành nguồn cung cấp dữ liệu cần thiết để Nhật Bản xác định các thách thức trong xây dựng, từ đó đưa ra những cải tiến cần thiết, như tối ưu kích thước nhà chứa máy bay và phòng chờ hành khách.
Ô tô bay, còn được gọi là phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL), được nhiều quốc gia quan tâm do sở hữu tiềm năng lớn trong một loạt các ứng dụng từ vận chuyển y tế khẩn cấp, du lịch đến các đảo xa xôi và vùng núi, và dịch vụ taxi đô thị.
Gửi phản hồi
In bài viết