Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận gia đình người có công với cách mạng gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc chưa được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước; một số trường hợp người có công vì nhiều lý do chưa được công nhận kịp thời. Đặc biệt, vẫn còn nhiều hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập, chưa xác định được danh tính; một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách đối với người có công còn để kéo dài.
Một số ngành, đoàn thể đã có các hoạt động chăm sóc người có công nhưng thực hiện còn hình thức, chưa thường xuyên, thực chất, có biểu hiện chỉ rầm rộ trong tháng 7 có ngày Thương binh liệt sỹ.
Nhận thức rõ những tồn tại trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực thi hành từ tháng 7 này. Theo đó, quy định rõ đối tượng hưởng chế độ ưu đãi, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công; quy định các chế độ ưu đãi và những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng; quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước cũng như các nguồn lực thực hiện công tác này. Trong đó có nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn lực từ các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài cũng như các nguồn lực hợp pháp khác.
Dân tộc ta có truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện nghiêm Pháp lệnh Ưu đãi người có công chính là thể hiện truyền thống đạo lý đó, thể hiện trách nhiệm của các thế hệ hôm nay, nỗ lực đền đáp những người có công với đất nước.
Gửi phản hồi
In bài viết