Những ngày qua, người dân đang phải hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao. Điều đáng nói là đúng thời điểm này trên những cánh đồng lúa vàng óng, nắng như đổ lửa, người dân tất tả ngày đêm thu hoạch để đảm bảo tiến độ. |
Dù hẹn thợ máy 16 giờ ra gặt lúa cho gia đình nhưng ông Dương Văn Long, xóm 1, xã Kim Phú (TP Tuyên Quang) vẫn cố nán lại dưới bóng cây lớn đầu làng chờ bớt nắng mới dám ra đồng. Ông Long bảo, lúa xuân đang thời điểm chín rộ nhưng nhiệt độ ngoài trời lên 38-39 độ C, nắng cháy da, cháy thịt, đành phải chờ khi mặt trời bớt gay gắt mới dám ra đồng.
Lúa chín nhuộm vàng cánh đồng trấn Lăng Can (Lâm Bình). Bà con nông dân tại các địa phương Hàm Yên, Chiêm Hóa cũng chọn giờ để ra đồng tránh nắng nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông Nguyễn Văn Sơn, thôn 1 An Thạch, xã Thái Sơn (Hàm Yên) bảo, lúa của gia đình đã chín hết nhưng nắng nóng quá nên không thể tập trung thu hoạch ngay một lúc được mà phải tính toán vừa đảm bảo sức khỏe của mình vừa đảm bảo tiến độ. Theo ông Sơn, 4 giờ sáng, cả nhà ông 4 thành viên đổi công thêm 1-2 người đi gặt đến 7 giờ sáng khi mặt trời lên là rời đồng về nhà. Lúa gặt xong phơi lại trên đồng, chiều mát vận chuyển về thuê máy tuốt, thóc chỉ phơi thêm 1 nắng nữa là yên tâm cất trữ.
17 giờ, nắng vẫn gay gắt nhưng ông Lưu Duy Viện, thôn Phúc Tâm, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa) |
Cánh đồng lúa chín vàng tại xã Kim Phú (TP Tuyên Quang).
|
Trời tắt nắng, bóng tối đã bao phủ nhưng trên những cánh đồng lúa đang chín rộ ở xã Kim Phú (TP Tuyên Quang), Hoàng Khai, Trung Môn (Yên Sơn)... không khí thu hoạch trở lên nhộn nhịp, khẩn trương, sôi động hơn cả ban ngày.
Nắng nóng, bà con nông dân lấy đêm làm ngày để thu hoạch lúa. Phía trên bờ, mỗi gia đình cử 4 - 5 người chuẩn bị sẵn bao tải đựng lúa, xe kéo. Nếu như trước đây, chuyện gặt lúa đêm hiếm gặp, thì nay công việc này đã phổ biến hơn nhờ có sự hỗ trợ từ máy móc. Người dân tiết kiệm được thời gian, công sức, năng suất, tiến độ cũng đảm bảo. Lúa gặt đến đâu sẽ được đóng bao tải chở về nhà, chờ phơi nắng. Anh Nguyễn Văn Huân, xóm 2 xã Kim Phú bảo, gia đình làm hơn 1 mẫu, mấy hôm nay thời tiết nóng nực nên anh đã cùng người dân trong thôn thuê máy thu hoạch lúa vào ban đêm. Làm đêm tuy cập rập, đi lại khó khăn, song đỡ mệt hơn ban ngày.
Đêm về, những người nông dân vẫn chờ đợi thợ máy để thuê thu hoạch lúa. Ông Trịnh Văn Thắng, chủ máy gặt đập liên hoàn chia sẻ, thời tiết này mà phơi mình giữa nắng thì cực cho chủ máy lẫn nông dân, gặt đêm dễ chịu hơn nhiều. Vụ này, bà con ở đây thường thuê máy gặt đêm, ngoài việc để tránh nắng, thì họ còn dành thời gian phơi lúa, hoặc đi làm việc khác vào ban ngày. Theo lời ông Thắng, công việc của ông bắt đầu từ 7-9 giờ sáng, chiều từ 16h30 đến 22 giờ. Trung bình mỗi đêm, ông thu hoạch cho bà con từ 3 - 4ha lúa. |
|
Thợ máy luôn phải bổ sung nước và đá lạnh để chống lại thời tiết khắc nghiệt. |
Ông Vũ Đức Hạnh, tổ 5, phường Ỷ La (TP Tuyên Quang) cho biết: “Với nông dân chúng tôi, chỉ khi hạt thóc đã về nhà mới thở phào nhẹ nhõm. Thời tiết bây giờ mưa nắng thất thường nên tranh thủ máy xuống đồng, nhà nào cũng mang bao đứng đợi đầu bờ, bất kể thâu đêm”.
Niềm vui được mùa của bà Lê Thị Thúy, xóm 2 và ông Dương Văn Long, xóm 1 xã Kim Phú (Tp Tuyên Quang). Phản ánh từ bà con nông dân và chủ máy gặt, năng suất lúa năm nay tương đương năm ngoái, năm nay có thuận lợi hơn là ít diện tích lúa bị đổ gẫy, nên tiến độ thu hoạch cũng nhanh hơn, chỉ khoảng 5-6 phút/sào; năng suất ước đạt khoảng 2,4-2,5 tạ/sào cũng nhờ cơ giới hóa nên việc thu hoạch lúa của người dân đã bớt vất vả, tiết kiệm thời gian và sức khỏe.
Xe công nông chở thóc về mang lại niềm vui cho người nông dân. Với không khí thu hoạch khẩn trương, bất kể ngày đêm đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, giúp nông dân có nhiều thời gian chuẩn bị cho sản xuất vụ mới, đảm bảo được khung thời vụ. Bài, ảnh: Đoàn Thư - Thanh Thủy |
Gửi phản hồi
In bài viết