Biển nhắc nhở người dân che miệng và mũi trên phố mua sắm Strasse tại TPCologne, Đức, tháng 12/2021. (Ảnh: Reuters)
Ước tính nêu trên có thể phần nào củng cố thông tin sơ bộ về khả năng lây lan rất cao của biến thể Omicron. Khả năng lây lan của biến thể mới này có thể cao hơn của Delta - biến thể đang được coi là lây nhiễm mạnh nhất trong các biến thể chủ đạo của virus SARS-CoV-2.
"Dựa vào mô hình toán học do ECDC thực hiện, có nhiều dấu hiệu cho thấy Omicron có khả năng gây ra một nửa số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại khu vực EU/EEA trong một vài tháng tới", ECDC cho biết trong một thông cáo.
EU và EEA là khu vực gồm 27 thành viên EU cùng với Iceland, Liechtenstein và Na Uy.
Hiện chưa có bằng chứng chính thức về khả năng lây lan của Omicron, nhưng bà Maria van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 1/12, cho biết WHO dự kiến có dữ liệu về vấn đề này trong vài ngày tới.
Ngày 2/12, cố vấn khoa học hàng đầu của Chính phủ Pháp, ông Jean-Francois cho biết, Omicron có thể thay vị trí của Delta vào cuối tháng 1/2022.
Theo ECDC, tính đến thời điểm hiện tại, châu Âu đã ghi nhận 79 ca nhiễm biến thể Omicron. Trong đó, 50% số ca nhiễm không có triệu chứng, 50% còn lại chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ. Không có ca nào chuyển bệnh nặng, nhập viện hoặc tử vong.
Đối với các trường hợp có thông tin về độ tuổi và tình trạng tiêm chủng, phần lớn người bệnh là người trẻ tuổi và đã tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19.
"Tiêm chủng cho những người chưa tiêm chủng hoặc người chưa hoàn thành liệu trình tiêm và tiêm tăng cường cho người từ 40 tuổi trở lên là việc cấp bách", Giám đốc ECDC Andrea Ammon cho biết trong một thông cáo.
Cũng theo bà, các biện pháp như giãn cách xã hội, duy trì sự thông thoáng phù hợp trong không gian kín và làm việc ở nhà cũng có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm virus.
Gửi phản hồi
In bài viết