Đắm say hoa văn thổ cẩm người Mông

- Với đồng bào dân tộc Mông đen ở xã Bình An (Lâm Bình), thêu dệt thổ cẩm là thước đo đánh giá sự khéo léo, cần cù của người phụ nữ. Từ nhỏ, các cô gái đã được các bà, các mẹ dạy thêu, phối màu, dệt sợi… Giờ đây thêu thổ cẩm đã trở thành nghề truyền thống của người Mông đen nơi đây.

Chị Tráng Thị Mỡ, ở thôn Nà Cóoc, xã Bình An (Lâm Bình) đang hướng dẫn cho cháu gái. của mình cách thêu hoa văn.

Em Tráng Thị Thái biết thêu thổ cẩm từ năm 12 tuổi.

Theo quan niệm của người Mông đen, họa tiết hoa văn hình tròn tượng trưng cho móng vuốt hổ, biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng người Mông, còn những họa tiết hoa văn hình chữ thập tượng trưng cho chân gà để nói lên sự chăm chỉ trong lao động sản xuất.

Để có được một sản phẩm đẹp, sự kiên trì, tỉ mỉ là điều không thể thiếu. Trung bình, mỗi bộ trang phục do chính tay người phụ nữ Mông đen ở Bình An thêu có giá 5 triệu đồng/ bộ.

Người phụ nữ Mông đen phải mất từ 10 tháng đến 1 năm để hoàn thiện 1 bộ trang phục.

 Mỗi sản phẩm thêu hoàn thiện là tâm huyết của những người phụ nữ Mông đen ở Bình An.

Mỗi sản phẩm thêu hoàn thiện là tâm huyết của những người phụ nữ Mông đen ở Bình An.

Các cô gái Mông đen thường mặc trang phục truyền thống vào mỗi dịp lễ, Tết.

 Lưu giữ và phát triển nghề thêu truyền thống, tạo những sản phẩm thu hút khách du lịch là cách mà xã Bình An đang thực hiện. Từ đó, góp phần bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc ở vùng cao

 Những phụ nữ người Mông đen thường tranh thủ thời gian nông nhàn, tỉ mỉ thêu họa tiết cho từng bộ váy áo hay những chiếc khăn của mình.

 Phóng sự ảnh: Thu Hằng – Hoàng Thảo

Tin cùng chuyên mục